Tại Lào Cai, việc tuyển sinh ở bậc Trung học Cơ sở không quá khó khăn vì học sinh ở độ tuổi này vẫn được đa số các bậc phụ huynh cho đi học. Thế nhưng đến bậc Trung học Phổ thông, việc tuyển sinh lại hết sức khó khăn bởi học sinh ở độ tuổi này đã có thể lao động, thậm chí là lao động chính trong gia đình. Nhiều phụ huynh cho rằng,việc đi học ở tầm tuổi này là không cần thiết. Do đó, nhiều phụ huynh thậm chí đã "từ chối" khi giáo viên đến nhà thuyết phục học sinh đi học ở bậc Trung học Phổ thông.
Theo thầy Vũ Xuân Long, Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông số 1 Bát Xát (Lào Cai), nhiều học sinh cho rằng có nhiều người đi học chuyên nghiệp về vẫn không xin được việc làm; trong khi đó nếu không đi học lên bậc Trung học Phổ thông, các em có thể đi làm, kiếm tiền ngay về cho gia đình.
Năm học mới 2017-2018, Trường Trung học Phổ thông số 4 huyện Văn Bàn (Lào Cai) sẽ thiếu khoảng 20 học sinh lớp 10. Vì vậy, vào tháng 6, ngoài việc tổ chức ôn tập cho học sinh lớp 12 chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông quốc gia, các thầy cô giáo ở đây còn lên kế hoạch vận động tuyển sinh cho năm học mới. Một số trường Trung học Phổ thông khác trên địa bàn huyện Văn Bàn còn thiếu từ vài chục đến hàng trăm học sinh. Đến thời điểm này, các thầy cô giáo vẫn cắm bản, gõ cửa từng nhà để vận động học sinh đăng ký xét tuyển vào lớp 10. Thầy Lục Cao Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông số 4 huyện Văn Bàn cho biết, phụ huynh ở vùng cao thường có tâm lý “thờ ơ”, thậm chí nhiều gia đình chưa nhận thức được sự cần thiết cho con em mình đi học lên bậc Trung học Phổ thông. Đối với những gia đình ở sâu trong các bản hay trên núi cao, việc nắm bắt thông tin tuyển sinh và nhận thức của nhiều bậc phụ huynh còn hạn chế.
Si Ma Cai là huyện vùng cao vùng sâu nhất của tỉnh Lào Cai song được coi là điểm sáng trong công tác tuyển sinh lớp 10. Tuy nhiên, theo ông Nhâm Tiến Đức, Phó Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Si Ma Cai, đến thời điểm này, huyện mới hoàn thành 75% - 80% chỉ tiêu tuyển sinh bậc Trung học Phổ thông tại 13/13 xã. Đây đã là tiến bộ lớn nếu so với một số huyện còn lại trong tỉnh (huyện Bắc Hà đạt 61%, Sa Pa đạt 58%...) và so với chính Si Ma Cai cùng kỳ những năm trước.
Để có được kết quả này, ngay từ đầu năm học, các nhà trường đã có kế hoạch tuyển sinh chi tiết và tổ chức các hội nghị tuyển sinh trong đầu học kỳ 2 của năm học để nắm bắt tâm tư nguyện vọng và vận động học sinh đăng ký tuyển sinh hoặc chọn trường nghề phù hợp với sở thích và hoàn cảnh từng học sinh.
Trong hành trang chuẩn bị đến bản Nà Nheo - một thôn bản vùng sâu vùng xã của xã Khánh Yên Hạ, huyện Văn Bàn, cô giáo Hoàng Thị Hà (giáo viên Trường Trung học Phổ thông số 4 Văn Bàn) luôn mang theo đèn pin hoặc các dụng cụ châm lửa. Cô Hà cho biết, mất khoảng 2 giờ đi xe máy và nửa giờ đi bộ cô mới đến được bản Nà Nheo. Nhiều năm công tác ở vùng cao, cô Hà biết thời gian dân bản đi nương rẫy về đến nhà là khoảng 20 -21 giờ hàng ngày. Do đó để đến nhà dân, các giáo viên thường lên đường từ 17 giờ.
"Phải sẵn sàng với tâm lý ăn ngủ cả tuần ở bản vì muốn thuyết phục học sinh đi học thành công cần chuẩn bị ăn ở cùng đồng bào", cô Hà cho biết. Thông thường, ở vùng cao, khi học hết lớp 9, được xét tốt nghiệp, học sinh thường trở về nhà làm nương rẫy, thậm chí về các thành phố lớn, khu trung tâm để làm thuê. Vì vậy, vào đầu hay giữa hè, việc đưa thông tin tuyển sinh lớp 10 đến học sinh cực kỳ khó khăn. “Việc đầu tiên cần làm trước mỗi mùa tuyển sinh là nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền đến tận thôn bản. Trước đó, để đề phòng tình huống các em không có ở địa bàn, Nhà trường thường đến các trường Trung học Cơ sở vào lễ tổng kết năm học và thông tin đến từng học sinh để các em không quên lịch tuyển sinh vào lớp 10 của các trường” - thầy Vũ Xuân Long, Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông số 1 Bát Xát chia sẻ.
Tuy nhiên, việc tuyển sinh đối với các thầy cô giáo ở vùng cao không dễ thực hiện. Không phải cứ thông báo trên loa phát thanh, phát tờ rơi hay ghi bảng là được. Ở vùng cao, muốn thông tin đến với học sinh, các thầy cô phải lội suối, leo núi, thậm chí đi bộ hàng chục km đường đèo dốc để đến tận nhà. Có những học sinh ở trong những bản xa, nhà chênh vênh bên sườn núi, có khi, các thầy cô giáo phải đi cả ngày trời mới tới nơi. Khi đến nhà học sinh, giáo viên sẽ giải thích để phụ huynh hiểu về công tác tuyển sinh đầu cấp; vận động phụ huynh báo cho con em mình đang đi làm ăn xa trở về nhà để dự tuyển đầu cấp.
“Có năm, Nhà trường phải mang theo cả hồ sơ đến nhà thí sinh để các em đăng ký và ghi tên vào danh sách” - Thầy Hoàng Văn Long, Hiệu trưởng Trung học Phổ thông số 1 Si Ma Cai chia sẻ.
Theo thầy giáo Cao Xuân Lâm, Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông số 2 Si Ma Cai: Với các trường Trung học Phổ thông ở Lào Cai, việc quảng cáo để tuyển đủ học sinh là cần thiết. Đây là một trong những khó khăn lớn đối với các trường ở vùng cao. Tuy vậy, theo ý kiến của nhiều nhà giáo, việc vận động tuyên truyền để tuyển sinh ở bậc Trung học Phổ thông chỉ là giải pháp tạm thời, cái gốc của vấn đề chính là nhận thức của người dân và học sinh vùng cao. Do đó, các cơ quan chức năng cần có chính sách hỗ trợ phù hợp để tạo thuận lợi cho học sinh vùng cao tiếp tục đi học ở bậc Trung học Phổ thông.
Theo thầy Vũ Xuân Long, Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông số 1 Bát Xát (Lào Cai), nhiều học sinh cho rằng có nhiều người đi học chuyên nghiệp về vẫn không xin được việc làm; trong khi đó nếu không đi học lên bậc Trung học Phổ thông, các em có thể đi làm, kiếm tiền ngay về cho gia đình.
Năm học mới 2017-2018, Trường Trung học Phổ thông số 4 huyện Văn Bàn (Lào Cai) sẽ thiếu khoảng 20 học sinh lớp 10. Vì vậy, vào tháng 6, ngoài việc tổ chức ôn tập cho học sinh lớp 12 chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông quốc gia, các thầy cô giáo ở đây còn lên kế hoạch vận động tuyển sinh cho năm học mới. Một số trường Trung học Phổ thông khác trên địa bàn huyện Văn Bàn còn thiếu từ vài chục đến hàng trăm học sinh. Đến thời điểm này, các thầy cô giáo vẫn cắm bản, gõ cửa từng nhà để vận động học sinh đăng ký xét tuyển vào lớp 10. Thầy Lục Cao Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông số 4 huyện Văn Bàn cho biết, phụ huynh ở vùng cao thường có tâm lý “thờ ơ”, thậm chí nhiều gia đình chưa nhận thức được sự cần thiết cho con em mình đi học lên bậc Trung học Phổ thông. Đối với những gia đình ở sâu trong các bản hay trên núi cao, việc nắm bắt thông tin tuyển sinh và nhận thức của nhiều bậc phụ huynh còn hạn chế.
Si Ma Cai là huyện vùng cao vùng sâu nhất của tỉnh Lào Cai song được coi là điểm sáng trong công tác tuyển sinh lớp 10. Tuy nhiên, theo ông Nhâm Tiến Đức, Phó Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Si Ma Cai, đến thời điểm này, huyện mới hoàn thành 75% - 80% chỉ tiêu tuyển sinh bậc Trung học Phổ thông tại 13/13 xã. Đây đã là tiến bộ lớn nếu so với một số huyện còn lại trong tỉnh (huyện Bắc Hà đạt 61%, Sa Pa đạt 58%...) và so với chính Si Ma Cai cùng kỳ những năm trước.
Để có được kết quả này, ngay từ đầu năm học, các nhà trường đã có kế hoạch tuyển sinh chi tiết và tổ chức các hội nghị tuyển sinh trong đầu học kỳ 2 của năm học để nắm bắt tâm tư nguyện vọng và vận động học sinh đăng ký tuyển sinh hoặc chọn trường nghề phù hợp với sở thích và hoàn cảnh từng học sinh.
Trong hành trang chuẩn bị đến bản Nà Nheo - một thôn bản vùng sâu vùng xã của xã Khánh Yên Hạ, huyện Văn Bàn, cô giáo Hoàng Thị Hà (giáo viên Trường Trung học Phổ thông số 4 Văn Bàn) luôn mang theo đèn pin hoặc các dụng cụ châm lửa. Cô Hà cho biết, mất khoảng 2 giờ đi xe máy và nửa giờ đi bộ cô mới đến được bản Nà Nheo. Nhiều năm công tác ở vùng cao, cô Hà biết thời gian dân bản đi nương rẫy về đến nhà là khoảng 20 -21 giờ hàng ngày. Do đó để đến nhà dân, các giáo viên thường lên đường từ 17 giờ.
"Phải sẵn sàng với tâm lý ăn ngủ cả tuần ở bản vì muốn thuyết phục học sinh đi học thành công cần chuẩn bị ăn ở cùng đồng bào", cô Hà cho biết. Thông thường, ở vùng cao, khi học hết lớp 9, được xét tốt nghiệp, học sinh thường trở về nhà làm nương rẫy, thậm chí về các thành phố lớn, khu trung tâm để làm thuê. Vì vậy, vào đầu hay giữa hè, việc đưa thông tin tuyển sinh lớp 10 đến học sinh cực kỳ khó khăn. “Việc đầu tiên cần làm trước mỗi mùa tuyển sinh là nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền đến tận thôn bản. Trước đó, để đề phòng tình huống các em không có ở địa bàn, Nhà trường thường đến các trường Trung học Cơ sở vào lễ tổng kết năm học và thông tin đến từng học sinh để các em không quên lịch tuyển sinh vào lớp 10 của các trường” - thầy Vũ Xuân Long, Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông số 1 Bát Xát chia sẻ.
Tuy nhiên, việc tuyển sinh đối với các thầy cô giáo ở vùng cao không dễ thực hiện. Không phải cứ thông báo trên loa phát thanh, phát tờ rơi hay ghi bảng là được. Ở vùng cao, muốn thông tin đến với học sinh, các thầy cô phải lội suối, leo núi, thậm chí đi bộ hàng chục km đường đèo dốc để đến tận nhà. Có những học sinh ở trong những bản xa, nhà chênh vênh bên sườn núi, có khi, các thầy cô giáo phải đi cả ngày trời mới tới nơi. Khi đến nhà học sinh, giáo viên sẽ giải thích để phụ huynh hiểu về công tác tuyển sinh đầu cấp; vận động phụ huynh báo cho con em mình đang đi làm ăn xa trở về nhà để dự tuyển đầu cấp.
“Có năm, Nhà trường phải mang theo cả hồ sơ đến nhà thí sinh để các em đăng ký và ghi tên vào danh sách” - Thầy Hoàng Văn Long, Hiệu trưởng Trung học Phổ thông số 1 Si Ma Cai chia sẻ.
Theo thầy giáo Cao Xuân Lâm, Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông số 2 Si Ma Cai: Với các trường Trung học Phổ thông ở Lào Cai, việc quảng cáo để tuyển đủ học sinh là cần thiết. Đây là một trong những khó khăn lớn đối với các trường ở vùng cao. Tuy vậy, theo ý kiến của nhiều nhà giáo, việc vận động tuyên truyền để tuyển sinh ở bậc Trung học Phổ thông chỉ là giải pháp tạm thời, cái gốc của vấn đề chính là nhận thức của người dân và học sinh vùng cao. Do đó, các cơ quan chức năng cần có chính sách hỗ trợ phù hợp để tạo thuận lợi cho học sinh vùng cao tiếp tục đi học ở bậc Trung học Phổ thông.
Hương Thu