Nhận định này được đưa ra tại Hội thảo khoa học toàn quốc “Người giáo viên chủ nhiệm với chương trình giáo dục phổ thông mới” do Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 12/5.
Từ thực tế, Thạc sĩ Hồ Thế Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo (tỉnh Khánh Hòa) cho rằng: Giáo viên chủ nhiệm đang thực hiện những nhiệm vụ quá sức và năng lực, chuyên môn của mình. Giáo viên chủ nhiệm vừa phải là một nhà quản lý, một chuyên gia tâm lý, vừa là một người dạy học trong khi họ chỉ được đào tạo là một giáo viên đứng lớp mà chưa qua một lớp về chủ nhiệm bài bản nào.
Vì thế, có giáo viên chủ nhiệm còn lúng túng trước một số tình huống sư phạm xảy ra. Hơn nữa, họ còn chịu áp lực từ quản lý mọi hoạt động lớp học, vừa chịu áp lực trước phụ huynh. Trách nhiệm lớn là vậy nhưng các quyền lợi đi kèm lại chưa tương xứng. Giáo viên chủ nhiệm chỉ được quy đổi miễn trừ một số tiết định mức trong tuần, ví dụ giảm 4 tiết dạy học trong tuần đối với giáo viên chủ nhiệm cấp Trung học phổ thông.
Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, yêu cầu đặt ra với người giáo viên chủ nhiệm càng cao hơn, họ có vai trò quan trọng góp phần thực hiện định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học mà chương trình mới đề ra. Trong khi đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm lại chưa được chú trọng đúng mức.
Tiến sĩ Vũ Đình Bảy, Trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: Qua khảo sát, hầu hết các trường Sư phạm đều không có học phần, môn học nào dành riêng cho công tác chủ nhiệm mà chỉ được tích hợp vào một số học phần như Tâm lý học sư phạm, Giáo dục học… với nội dung, thời lượng rất hạn chế.
Trên thực tế, đa số giáo viên làm công tác chủ nhiệm phải tự học, tự bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Vì vậy, cần chú trọng hơn nữa nội dung đào tạo, bồi dưỡng công tác chủ nhiệm cho sinh viên sư phạm cũng như giáo viên trong trường phổ thông.
Đồng quan điểm, Thạc sĩ Phạm Văn Tiển, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Hương Giang (tỉnh Thừa Thiên Huế) cho rằng, chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải chú trọng những kiến thức chuyên sâu về tâm lý lứa tuổi học trò, các kỹ năng xử lý tình huống, tư vấn tâm lý và giáo dục học sinh, kỹ năng điều hành và quản lý lớp chủ nhiệm...
Các đại biểu cũng đề xuất các cơ quan quản lý cần phải coi giáo viên chủ nhiệm là một chức danh quản lý trong nhà trường phổ thông. Đội ngũ này cần được đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn và đãi ngộ thỏa đáng, tương xứng với vai trò, trách nhiệm mà họ đang đảm trách.
Ở góc độ khác các đại biểu cũng cho rằng, để làm tốt nhiệm vụ, người giáo viên chủ nhiệm phải nhận thức được vai trò quan trọng, trách nhiệm của mình với nhà trường, học sinh, phụ huynh; giáo viên chủ nhiệm phải là người có tâm, có năng lực thì mới có thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ./.
Hội thảo thu hút gần 200 nhà khoa học, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên làm công tác chủ nhiệm trong cả nước tham dự. Ảnh: Thu Hoài - TTXVN |
Từ thực tế, Thạc sĩ Hồ Thế Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo (tỉnh Khánh Hòa) cho rằng: Giáo viên chủ nhiệm đang thực hiện những nhiệm vụ quá sức và năng lực, chuyên môn của mình. Giáo viên chủ nhiệm vừa phải là một nhà quản lý, một chuyên gia tâm lý, vừa là một người dạy học trong khi họ chỉ được đào tạo là một giáo viên đứng lớp mà chưa qua một lớp về chủ nhiệm bài bản nào.
Vì thế, có giáo viên chủ nhiệm còn lúng túng trước một số tình huống sư phạm xảy ra. Hơn nữa, họ còn chịu áp lực từ quản lý mọi hoạt động lớp học, vừa chịu áp lực trước phụ huynh. Trách nhiệm lớn là vậy nhưng các quyền lợi đi kèm lại chưa tương xứng. Giáo viên chủ nhiệm chỉ được quy đổi miễn trừ một số tiết định mức trong tuần, ví dụ giảm 4 tiết dạy học trong tuần đối với giáo viên chủ nhiệm cấp Trung học phổ thông.
Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, yêu cầu đặt ra với người giáo viên chủ nhiệm càng cao hơn, họ có vai trò quan trọng góp phần thực hiện định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học mà chương trình mới đề ra. Trong khi đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm lại chưa được chú trọng đúng mức.
Tiến sĩ Phan Minh Phụng, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố hồ Chí Minh phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Thu Hoài – TTXVN |
Tiến sĩ Vũ Đình Bảy, Trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: Qua khảo sát, hầu hết các trường Sư phạm đều không có học phần, môn học nào dành riêng cho công tác chủ nhiệm mà chỉ được tích hợp vào một số học phần như Tâm lý học sư phạm, Giáo dục học… với nội dung, thời lượng rất hạn chế.
Trên thực tế, đa số giáo viên làm công tác chủ nhiệm phải tự học, tự bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Vì vậy, cần chú trọng hơn nữa nội dung đào tạo, bồi dưỡng công tác chủ nhiệm cho sinh viên sư phạm cũng như giáo viên trong trường phổ thông.
Đồng quan điểm, Thạc sĩ Phạm Văn Tiển, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Hương Giang (tỉnh Thừa Thiên Huế) cho rằng, chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải chú trọng những kiến thức chuyên sâu về tâm lý lứa tuổi học trò, các kỹ năng xử lý tình huống, tư vấn tâm lý và giáo dục học sinh, kỹ năng điều hành và quản lý lớp chủ nhiệm...
Thạc sĩ Phạm Văn Tiển, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông Hương Giang (tỉnh Thừa Thiên- Huế) phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Thu Hoài – TTXVN |
Các đại biểu cũng đề xuất các cơ quan quản lý cần phải coi giáo viên chủ nhiệm là một chức danh quản lý trong nhà trường phổ thông. Đội ngũ này cần được đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn và đãi ngộ thỏa đáng, tương xứng với vai trò, trách nhiệm mà họ đang đảm trách.
Ở góc độ khác các đại biểu cũng cho rằng, để làm tốt nhiệm vụ, người giáo viên chủ nhiệm phải nhận thức được vai trò quan trọng, trách nhiệm của mình với nhà trường, học sinh, phụ huynh; giáo viên chủ nhiệm phải là người có tâm, có năng lực thì mới có thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ./.
T.Hoài
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN