Với tôi hoặc những ai từng lớn lên ở miệt sông nước miền Tây Nam Bộ đều không thể quên hình ảnh con cá lòng tong xuất hiện trong mỗi bữa cơm gia đình. Khi những cơn mưa gần đến cuối mùa, hoặc có gió chướng về, cũng là lúc dòng kênh, rạch trở thành nơi sinh sống của nhiều bầy cá lòng tong.
Hồi nhỏ, tôi thích theo các anh chị ra sông ngắm đàn cá lòng tong bơi đầy mặt nước, trông rất đẹp mắt. Người lớn ở quê tôi bắt cá lòng tong bằng cách kéo lưới. Trong khi lũ trẻ chúng tôi cũng vùi mình vào thú vui thôn dã này bằng cách chặt tre làm cần câu. Câu cá lòng tong rất đơn giản như một thói quen trong cuộc sống. Một ít cơm nguội, trùng chỉ hoặc trứng kiến... làm mồi cùng chiếc lượi câu nhỏ, chúng tôi có thể thoải mái ngồi câu cá từ trưa đến chiều mà không biết chán.
Chọn chỗ vừa ý nơi bờ sông, mỗi đứa lần lượt móc cơm nguội vào lưỡi câu, quăng ra xa cho vừa chạm mặt nước, giật lên, ngay tức thì một chú cá nhỏ cỡ ngón tay, vảy bạc lấp lánh giãy giụa trên cần. Ở quê tôi, mùa cá lòng tong nhiều đến nỗi con trước vừa kéo lên, con sau đã nhào tới đớp mồi. Quăng câu, giật câu, chúng tôi thay phiên nhau bắt cá lia lịa. Thú vui này đã để lại trong mỗi người con xa quê những kỷ niệm thật khó phai.
Chỉ sau vài giờ kiên trì ngồi câu, chúng tôi đã thu hoạch được đầy rổ cá lòng tong tươi, nhảy đành đạch, vảy óng ánh. Ở quê tôi, mỗi mẻ lòng tong thường có hai loại cá khác nhau. Một loại có kích thước lớn, màu vàng sáng, thịt ngọt được người dân đặt tên là lòng tong đá. Loại còn lại có hình dáng nhỏ hơn, màu trắng bạc, thịt thơm đặc trưng người ta gọi là lòng tong bay.
Người dân quê tôi có cách làm cá lòng tong rất nhanh dù số lượng có nhiều đến cỡ nào. Cá bắt lên, sẽ cho vào rổ thưa, mang xuống sông, lấy tay chà nhẹ sạch vảy, bỏ ruột, để ráo. Cá lòng tong tuy có có kích thước bé hơn những loại khác, nhưng lại có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như chiên xù, nấu canh rau, đặc biệt là kho tiêu...
Sau khi chia nhau mỗi đứa một rổ cá, chúng tôi mang về cho má chế biến. Tôi thích ăn cá lòng tong kho tiêu với cơm trắng và rau luộc. Ở nhà tôi, để có những con cá lòng tong kho tiêu thơm ngon đậm đà, sau khi làm sạch cá, má tôi ướp chút nước màu, để thấm khoảng 15 phút mới bắt đầu kho. Má tôi thường bảo cá kho tiêu phải dùng nồi đất, kho bằng củi hoặc than sẽ cho vị thơm ngon đặc trưng, cho màu sắc bắt mắt.
Phi tỏi thơm trên nồi đất, cho cá vào đảo nhẹ, đến khi thấy thịt cá săn lại, má cho cho nước mắm ngon vào kho riu, một lúc sau thêm nước lạnh, kho tiếp đến khi gần cạn nước, rồi cho ít tóp mỡ vào. Sau cùng, má rắc ít tiêu đập giập, một nhúm hành lá xắt hột lựu, vài lát ớt rồi nhắc xuống bếp.
Món cá lòng tong kho tiêu tuy dân dã, đơn giản mà thơm ngon phưng phức, đậm vị. Ở miền Tây, những buổi cơm chiều bên nồi cá kho nóng hổi cùng đĩa rau tập tàng hái sau vườn hoặc tô canh rau thanh mát luôn hiện diện trong từng bữa cơm ấm cúng của mỗi gia đình. Với những đứa con xa quê như tôi thì đây chính là hình ảnh không thể nào quên.
Món cá lòng tong kho tiêu tuy dân dã, đơn giản mà thơm ngon phưng phức, đậm đà hương vị đặc trưng. |
Chọn chỗ vừa ý nơi bờ sông, mỗi đứa lần lượt móc cơm nguội vào lưỡi câu, quăng ra xa cho vừa chạm mặt nước, giật lên, ngay tức thì một chú cá nhỏ cỡ ngón tay, vảy bạc lấp lánh giãy giụa trên cần. Ở quê tôi, mùa cá lòng tong nhiều đến nỗi con trước vừa kéo lên, con sau đã nhào tới đớp mồi. Quăng câu, giật câu, chúng tôi thay phiên nhau bắt cá lia lịa. Thú vui này đã để lại trong mỗi người con xa quê những kỷ niệm thật khó phai.
Chỉ sau vài giờ kiên trì ngồi câu, chúng tôi đã thu hoạch được đầy rổ cá lòng tong tươi, nhảy đành đạch, vảy óng ánh. Ở quê tôi, mỗi mẻ lòng tong thường có hai loại cá khác nhau. Một loại có kích thước lớn, màu vàng sáng, thịt ngọt được người dân đặt tên là lòng tong đá. Loại còn lại có hình dáng nhỏ hơn, màu trắng bạc, thịt thơm đặc trưng người ta gọi là lòng tong bay.
Nồi cá kho nóng hổi cùng đĩa rau tập tàng hái sau vườn hoặc tô canh rau thanh mát là hình ảnh không thể thiếu trong từng bữa cơm ấm cúng của mỗi gia đình người dân quê tôi. |
Người dân quê tôi có cách làm cá lòng tong rất nhanh dù số lượng có nhiều đến cỡ nào. Cá bắt lên, sẽ cho vào rổ thưa, mang xuống sông, lấy tay chà nhẹ sạch vảy, bỏ ruột, để ráo. Cá lòng tong tuy có có kích thước bé hơn những loại khác, nhưng lại có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như chiên xù, nấu canh rau, đặc biệt là kho tiêu...
Sau khi chia nhau mỗi đứa một rổ cá, chúng tôi mang về cho má chế biến. Tôi thích ăn cá lòng tong kho tiêu với cơm trắng và rau luộc. Ở nhà tôi, để có những con cá lòng tong kho tiêu thơm ngon đậm đà, sau khi làm sạch cá, má tôi ướp chút nước màu, để thấm khoảng 15 phút mới bắt đầu kho. Má tôi thường bảo cá kho tiêu phải dùng nồi đất, kho bằng củi hoặc than sẽ cho vị thơm ngon đặc trưng, cho màu sắc bắt mắt.
Phi tỏi thơm trên nồi đất, cho cá vào đảo nhẹ, đến khi thấy thịt cá săn lại, má cho cho nước mắm ngon vào kho riu, một lúc sau thêm nước lạnh, kho tiếp đến khi gần cạn nước, rồi cho ít tóp mỡ vào. Sau cùng, má rắc ít tiêu đập giập, một nhúm hành lá xắt hột lựu, vài lát ớt rồi nhắc xuống bếp.
Món cá lòng tong kho tiêu tuy dân dã, đơn giản mà thơm ngon phưng phức, đậm vị. Ở miền Tây, những buổi cơm chiều bên nồi cá kho nóng hổi cùng đĩa rau tập tàng hái sau vườn hoặc tô canh rau thanh mát luôn hiện diện trong từng bữa cơm ấm cúng của mỗi gia đình. Với những đứa con xa quê như tôi thì đây chính là hình ảnh không thể nào quên.
Theo giadinh.net.vn