Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất không tăng lương tối thiểu vùng năm 2021

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất không tăng lương tối thiểu vùng năm 2021

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến góp ý dự thảo báo cáo Chính phủ về lương tối thiểu vùng năm 2021.

Theo dự thảo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trên cơ sở phân tích tình hình kinh tế - xã hội, các yếu tố điều chỉnh mức lương tối thiểu trong bối cảnh bị tác động nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19 và việc tăng lương tối thiểu sẽ gây thêm tác động việc làm của người lao động trong khi các doanh nghiệp còn đang gặp nhiều khó khăn, Hội đồng Tiền lương quốc gia khuyến nghị Chính phủ không điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2021.

Về mức lương tối thiểu vùng của năm 2020, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã tính toán dựa trên kết quả mức sống dân cư năm 2018 và ước CPI mức 4% giai đoạn 2019 - 2020 nhằm bù trượt giá, đảm bảo giá trị thực tế để đáp ứng mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình. Sau khi có kết quả CPI thực tế của từng năm, mức lương tối thiểu sẽ được cập nhật lại để đảm bảo mức sống tối thiểu làm căn cứ để tính cho các năm tiếp theo.

Trong phương án khuyến nghị Chính phủ về không điều chỉnh lương tối thiểu năm 2021, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã báo cáo, với dự kiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 4%/năm, mức lương tối thiểu năm 2020 đã cao hơn mức sống tối thiểu 1,51%. Thực tế, CPI của năm 2020 chỉ tăng 3,23% nên lương tối thiểu vùng sau khi cập nhật lại đã đảm bảo cao hơn 2,28% so với mức sống tối thiểu.

Vì vậy khi tiếp tục giữ nguyên mức lương tối thiểu này để áp dụng cho năm 2021 vẫn đáp ứng được mức sống tối thiểu. Trường hợp CPI của cả năm 2021 tăng cao hơn 2,28%, về nguyên tắc tính toán phần lương tối thiểu thấp hơn mức sống tối thiểu vùng sẽ được xem xét để đưa vào điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ năm 2022.

Theo nội dung dự thảo, các chỉ tiêu về thất nghiệp, thiếu việc làm và doanh nghiệp giải thể, ngừng việc của năm 2020 đều tăng cao, trái ngược với xu hướng giảm của những năm gần đây. Năm 2020, cả nước có 101.700 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 13,9% so với năm 2019. Trung bình mỗi tháng có gần 8.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Lực lượng lao động là 54,6 triệu người, giảm 1,2 triệu người so với năm 2019. Thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương là 6,62 triệu đồng/người/tháng, giảm 75.000 đồng so với năm 2019...

Điều này cho thấy năm 2020, lương tối thiểu vùng tăng nhưng thu nhập của người lao động giảm, do lương tối thiểu chỉ để đảm bảo mức sàn thấp nhất cho người lao động, tăng lương tối thiểu không dẫn đến việc tăng lương, thu nhập chung của người lao động.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý đều cho rằng, trong bối cảnh kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và việc làm, thu nhập của người lao động năm 2020 đều gặp khó khăn, cần phải lựa chọn vấn đề ưu tiên để hỗ trợ. Trong đó, chính sách tiền lương tối thiểu cần phải đặt trong bài toán tổng thể, xem xét kỹ nguồn lực theo thứ tự ưu tiên để đảm bảo tính bền vững chung cho toàn xã hội…

“Tình hình dịch COVID-19 bùng phát mới và còn phức tạp tại Việt Nam cũng như trên thế giới cũng như chưa thể dự đoán được thời điểm kết thúc, mức độ ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội trong nước từ nay tới năm 2021. Từ thực tế nêu trên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thấy việc không điều chỉnh lương tối thiểu năm 2021 là phù hợp, tạo điều kiện để doanh nghiệp phục hồi, duy trì việc làm cho người lao động và tái tham gia thị trường lao động trong bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp và sau 13 năm liên tục điều chỉnh mức lương tối thiểu”, nội dung dự thảo nêu rõ.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, nếu tình hình kinh tế xã hội và các yếu tố điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng thuận lợi, có thể xem xét điều chỉnh tiền lương vào ngày 1/1/2022 mà không cần phải xem xét tiếp tục lùi vào thời điểm 1/7/2022 như kiến nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Về thời gian điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng các quy định pháp luật, Bộ luật Lao động hiện không ấn định thời điểm điều chỉnh lương tối thiểu cụ thể mà chỉ quy định các yếu tố làm căn cứ điều chỉnh lương tối thiểu vùng. Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam đã 18 lần điều chỉnh lương tối thiểu nói chung, trong đó 3/18 lần thay đổi thời gian điều chỉnh sang tháng 10 là vào các năm 2005, 2006, 2011. Còn lại 15/18 lần đều điều chỉnh vào ngày 1/1 hàng năm.

Bên cạnh đó, đa số quốc gia lựa chọn thời điểm điều chỉnh lương tối thiểu trùng với thời điểm bắt đầu năm tài chính để tạo thuận tiện cho việc lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Năm tài chính của Việt Nam bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào 31/12. Việc Việt Nam lựa chọn thực hiện điều chỉnh lương tối thiểu vào thời điểm 1/1 như hiện nay là phù hợp với thông lệ quốc tế.

Từ những nội dung trên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Chính phủ tiếp tục duy trì thời điểm điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1 như thời gian qua. Nếu có yếu tố biến động bất thường, Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ nghiên cứu, đề xuất, báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.

Hạnh Quỳnh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Thông tin ngày 30/3 từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo cho hay, căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về việc cho phép sử dụng từ nguồn tiết kiệm 5% kinh phí chi thường xuyên năm 2024 để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phân bổ 4.557,773 tỷ đồng để các địa phương triển khai chương trình này trên địa bàn. Đến nay, các địa phương đã nhận được 2.836,8 tỷ đồng từ các bộ, ngành, địa phương, ngân hàng, tập đoàn, đạt gần 82% theo phương án phân công của Ban Chỉ đạo trung ương.

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Ngày 29/3, Bộ Y tế có văn bản hỏa tốc gửi Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ về việc tăng cường công tác phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng ủng hộ Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Công Thử - TTXVN

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ninh Thuận phải cố gắng nỗ lực để là 1 trong 5 tỉnh, thành phố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở trong năm 2025. Đó là mong muốn, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng trong chuyến công tác tại Ninh Thuận, Lễ phát động chiến dịch 90 ngày đêm “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do tỉnh tổ chức sáng 29/3.

Đoàn đại biểu Quốc thảo luận ở tổ về cải cách tiền lương. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 4/2025: Quy định mới về tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước

Trong tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Ngày 27/3, Thường trực Hội đồng Dân tộc Quốc hội phối hợp với Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố Huế tổ chức khai mạc Hội thảo "Chính sách phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi; thực trạng và những đề xuất cho dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc".

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp; trên cơ sở kết quả thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thời gian qua, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Theo hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong thời hạn đăng ký dự thi tốt nghiệp (từ 21/4 đến 17 giờ ngày 28/4), thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng phải khai báo trên phần mềm đầy đủ, đúng các thông tin kèm minh chứng để hưởng ưu tiên trong xét tuyển.

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 51/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế" (Chương trình).

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Giảm nghèo bền vững được coi là một trong những nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng. Các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người dân sản xuất, tạo sinh kế để tăng thu nhập, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.