Bến Tre và Thành phố Hồ Chí Minh hợp tác phát triển

Bến Tre và Thành phố Hồ Chí Minh hợp tác phát triển
Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cho biết, thời gian qua, hợp tác phát triển nông nghiệp giữa Bến Tre và thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Do vậy, thời gian tới, hai địa phương cần tiếp tục phát triển hợp tác lĩnh vực nông nghiệp thành chương trình trọng tâm; trong đó chú trọng hợp tác phát triển nông nghiệp gắn với chuyển giao công nghệ và tiêu thụ sản phẩm.
Ký kết hợp tác giữa tỉnh Bến Tre và TP.Hồ CHí Minh. Ảnh: Công Trí - TTXVN
Ký kết hợp tác giữa tỉnh Bến Tre và TP.Hồ CHí Minh. Ảnh: Công Trí - TTXVN

Về chương trình hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giữa thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bến Tre giai đoạn 2018-2021, Bí Thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân lưu ý hai địa phương cần tập trung xây dựng nội dung hợp tác cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm gắn với khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Bến Tre và Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp của hai địa phương tích cực tham gia thực hiện các hoạt động kết nối; cũng như tìm kiếm cơ hội đầu tư, mở rộng thị trường, góp phần tăng trưởng kinh tế của hai địa phương. Trong giai đoạn này, hai địa phương cần phối hợp phát triển xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới để đẩy mạnh chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp.

Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Thành phố Hồ Chí Minh và Bến Tre tăng cường truyền thông, thông tin để các doanh nghiệp, nhà đầu tư, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh… của tỉnh Bến Tre và thành phố Hồ Chí Minh hiểu rõ chủ trương, chính sách và mối hợp tác, liên kết giữa hai địa phương để mạnh dạn tìm hiểu, triển khai các dự án đầu tư phát triển trên địa bàn của hai địa phương.

Tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre Cao Văn Trọng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong đã ký kết Bản thỏa thuận chương trình hợp tác phát triển kinh tế- xã hội giữa tỉnh Bến Tre và thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018-2021.
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Công Trí - TTXVN
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Công Trí - TTXVN

Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh Sử Ngọc Anh, giai đoạn 2018-2021, hai địa phương thống nhất thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế-xã hội trên 15 lĩnh vực. Cụ thể, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bến Tre sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thuộc thế mạnh của hai địa phương, tìm kiếm cơ hội, liên kết hợp tác đầu tư, mở rộng địa bàn hoạt động sản xuất, kinh doanh lẫn nhau, theo hướng, tỉnh Bến Tre sẽ trở thành vệ tinh quan trọng trong chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa tiêu dùng, xuất khẩu của Thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ tỉnh Bến Tre tổ chức hoạt động  nghiên cứu, xây dựng các mô hình trình diễn, chuyển giao ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến trong lĩnh vực nông nghiệp, giải pháp canh tác nông nghiệp thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh và xuất khẩu.

Liên quan đến vấn đề hợp tác trên lĩnh vực nông nghiệp giữa hai địa phương, ông Bùi Văn Lâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Bến Tre cho hay, Bến Tre đảm bảo cung cung ứng cho thành phố hồ chí Minh 200 triệu trái dừa uống nước và 56.000 tấn bưởi da xanh mỗi năm; trong đó có 500 tấn bưởi đạt chứng nhận GAP. Về phía thành phố Hồ Chí Minh, hỗ trợ Bến Tre phát triển vùng rau sạch tại huyện Ba Tri để đảm bảo nguồn cung ứng lâu dài cho thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ tỉnh Bến Tre kết nối các nguồn lực về đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, thường xuyên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về công tác quy hoạch, quản lý đầu tư phát triển đô thị và bảo vệ môi trường, xây dựng mô hình đô thị văn minh. Cùng với đó, Thành Phố Hồ Chí Minh hỗ trợ tỉnh Bến Tre trong việc đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực, nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng công nghệ vào các lĩnh vực kinh tế xã hội.

Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ tỉnh Bến Tre trong việc huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng văn hóa, thể thao; phối hợp hỗ trợ tỉnh Bến Tre hoạch định chiến lược phát triển ngành du lịch; khuyến khích các doanh nghiệp có kinh nghiệm, năng lực về tài chính, quản trị về Bến Tre đầu tư phát triển du lịch, nhằm gắn kết phát triển các tuor, tuyến du lịch, quảng bá sản phẩm du lịch đặc trưng giữa hai địa phương.

Ngoài ra, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bến Tre còn thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, lao động việc làm, an sinh xã hội, xúc tiến đầu tư, giao thông vận tải, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp và đối ngoại nhân dân…
Ký kết hợp tác giữa tỉnh Bến Tre và TP.Hồ CHí Minh. Ảnh: Công Trí - TTXVN
Ký kết hợp tác giữa tỉnh Bến Tre và TP.Hồ CHí Minh. Ảnh: Công Trí - TTXVN

Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh, qua 8 năm triển khai chương trình hợp tác phát triển kinh tế -xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Bến Tre đã mở ra cơ hội trong tiếp cận, trao đổi những kỹ thuật và công nghệ mới, ứng dụng và xây dựng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao đạt hiệu quả. Tại Bến Tre, bước đầu đã hình thành chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp tại địa phương.

Đặc biệt, trong năm 2016, Trung tâm Công nghệ sinh học thành phố Hồ Chí Minh chuyển giao cho Trung tâm Nghiên cứu ứng dung công nghệ cao Bến Tre vận hành phòng thí nghiệm nuôi cấy mô thực vật và kỹ thuật cơ bản trong nuôi cấy mô thực vật và một số công nghệ, quy trình kỹ thuật khác; Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Việt Tâm, huyện Ba Tri sản xuất rau sạch, an toàn, cung cấp cho thành phố Hồ Chí Minh 300 kg/ngày.

Trong năm 2017, Thành phố Hồ Chí Minh  đã hỗ trợ Bến Tre về kỹ thuật đeo vòng, truy xuất nguồn gốc lợn nhập vào thành phố Hồ Chí Minh, giúp người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh truy xuất được nguồn gốc sản phẩm động vật, đảm bảo sản phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng. Đến nay, đã hỗ trợ đeo vòng truy xuất nguồn gốc cho trên 47.000 con lợn thịt/664 xe ô tô vào thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, đến đầu tháng 11/2017, đã có 14 dự án do các doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đầu tư, kinh doanh tại các khu công nghiệp của tỉnh Bến Tre, với tổng vốn đăng ký đầu tư trong nước hơn 1.891 tỷ đồng, vốn đầu tư nước ngoài là 81,45 triệu USD.../.
Công Trí

Có thể bạn quan tâm

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Thông tin ngày 30/3 từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo cho hay, căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về việc cho phép sử dụng từ nguồn tiết kiệm 5% kinh phí chi thường xuyên năm 2024 để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phân bổ 4.557,773 tỷ đồng để các địa phương triển khai chương trình này trên địa bàn. Đến nay, các địa phương đã nhận được 2.836,8 tỷ đồng từ các bộ, ngành, địa phương, ngân hàng, tập đoàn, đạt gần 82% theo phương án phân công của Ban Chỉ đạo trung ương.

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Ngày 29/3, Bộ Y tế có văn bản hỏa tốc gửi Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ về việc tăng cường công tác phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng ủng hộ Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Công Thử - TTXVN

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ninh Thuận phải cố gắng nỗ lực để là 1 trong 5 tỉnh, thành phố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở trong năm 2025. Đó là mong muốn, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng trong chuyến công tác tại Ninh Thuận, Lễ phát động chiến dịch 90 ngày đêm “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do tỉnh tổ chức sáng 29/3.

Đoàn đại biểu Quốc thảo luận ở tổ về cải cách tiền lương. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 4/2025: Quy định mới về tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước

Trong tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Ngày 27/3, Thường trực Hội đồng Dân tộc Quốc hội phối hợp với Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố Huế tổ chức khai mạc Hội thảo "Chính sách phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi; thực trạng và những đề xuất cho dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc".

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp; trên cơ sở kết quả thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thời gian qua, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Theo hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong thời hạn đăng ký dự thi tốt nghiệp (từ 21/4 đến 17 giờ ngày 28/4), thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng phải khai báo trên phần mềm đầy đủ, đúng các thông tin kèm minh chứng để hưởng ưu tiên trong xét tuyển.

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 51/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế" (Chương trình).

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Giảm nghèo bền vững được coi là một trong những nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng. Các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người dân sản xuất, tạo sinh kế để tăng thu nhập, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.