Bến Tre khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở

Nhiều căn nhà ở Bến Tre bị sập do giống lốc. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu - TTXVN
Nhiều căn nhà ở Bến Tre bị sập do giống lốc. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu - TTXVN

UBND tỉnh Bến Tre vừa ban hành Quyết định số 2098/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030, nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển, thúc đẩy quá trình đô thị hóa, nhanh chóng khắc phục những tồn tại nhằm phát triển nhà ở. Từ đó, đảm bảo các mục tiêu về an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh thời gian tới.

Bến Tre khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở ảnh 1Nhiều căn nhà ở Bến Tre bị sập do giống lốc. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu - TTXVN

Theo đó giai đoạn 2021-2025, Bến Tre phấn đấu chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 29,2 m2/người; trong đó, khu vực đô thị 30 m2/người, khu vực nông thôn 28,9m2/người; chỉ tiêu diện tích nhà ở đầu người đạt tối thiểu 10 m2/người.

Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025, tổng diện tích nhà ở tăng thêm trên 8 triệu m2, tương đương 53.683 căn nhà, căn hộ bao gồm: nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư, nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng.

Giai đoạn này, tổng nhu cầu vốn dự kiến là 70.662 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách nhà nước 1.188 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp là 42.913 tỷ đồng và vốn hộ gia đình, cá nhân 26.561 tỷ đồng.

Giai đoạn 2026-2030, Bến Tre phấn đấu chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân đầu người của đạt 30 m2/người. Diện tích nhà ở tăng thêm đạt 9.771.654 m2, tương đương 65.672 căn nhà, căn hộ. Tổng nhu cầu vốn dự kiến là 111.374 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách nhà nước 2.216 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp 68.725 tỷ đồng, vốn hộ gia đình, cá nhân 40.433 tỷ đồng.

Theo UBND tỉnh Bến Tre, thời gian tới, tỉnh định hướng phát triển nhà ở khu vực đô thị, đảm bảo phù hợp quy hoạch đô thị theo hướng văn minh hiện đại, có bản sắc, tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu. Mặt khác, tỉnh nâng cấp cải tạo các khu nhà ở hiện có kết hợp với chỉnh trang đô thị.

Riêng đối với khu vực nông thôn, Bến Tre sắp xếp, tổ chức dân cư theo mô hình tập trung tại trung tâm xã. Đồng thời, gắn với hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo quy hoạch đã được phê duyệt. Ngoài ra, tỉnh di dời và xây dựng các khu dân cư tập trung có khả năng thích ứng cao với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững.

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Trúc Sơn cho biết, để đạt mục tiêu đề ra, tỉnh đẩy mạnh việc cải cách hành chính theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính. Đồng thời, tỉnh tạo điều kiện và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở để đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Tỉnh Bến Tre chú trọng việc phát triển nhà ở theo dự án đối với khu vực đô thị, điểm dân cư nông thôn, khu vực được quy hoạch để phát triển đô thị trong tương lai. Điều này nhằm bảo đảm việc phát triển nhà ở được xây dựng đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

Thêm vào đó, tỉnh khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nhà ở theo dự án; đồng thời ưu tiên phê duyệt các dự án hạ tầng đấu nối đồng bộ với dự án nhà ở để khai thác có hiệu quả các dự án nhà ở, khu đô thị.

Riêng đối với nhà ở cho người có thu nhập thấp đô thị, công nhân làm việc trong và ngoài các khu, cụm công nghiệp, tỉnh phát triển các dự án nhà ở xã hội kết hợp giữa nhà riêng lẻ và nhà chung cư để tạo sự đa dạng trong sản phẩm cũng như sự lựa chọn cho người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.

Ngoài ra, tỉnh kêu gọi các doanh nghiệp sử dụng lao động tạo lập quỹ nhà để bố trí cho công nhân, người lao động hoặc mua, thuê lại nhà ở xã hội tại các dự án để bố trí cho công nhân, người lao động.

Theo UBND tỉnh Bến Tre, tỉnh hiện có khoảng 400.391 căn nhà với tổng diện tích trên 36 triệu m². Diện tích nhà ở bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh Bến Tre là 28,2 m²/người; trong đó, khu vực thành thị là 27,6 m²/người và khu vực nông thôn là 28,3 m²/người. Bên cạnh đó, tỉnh còn có 9 dự án phát triển nhà ở thương mại đang triển khai thực hiện với quy mô 146 ha.

Đáng chú ý, do gặp phải hạn chế từ nguồn vốn đầu tư và quỹ đất sạch hình thành dự án và không nhận được sự quan tâm của của các nhà đầu tư nên việc phát triển nhà ở xã hội ở tỉnh còn hạn chế. Hiện tỉnh chỉ có 2 dự án nhà ở xã hội, tổng diện tích 26.706 m2 với khoảng 242 căn hộ.


Công Trí

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Sóc Trăng vận động gần 110 tỷ đồng hỗ trợ an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới

Sóc Trăng vận động gần 110 tỷ đồng hỗ trợ an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới

Trong năm 2024, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tỉnh Sóc Trăng cùng với các tổ chức thành viên, các tổ chức tôn giáo, nhà hảo tâm đã tích cực triển khai công tác vận động thực hiện chính sách an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới với tổng giá trị thực hiện đạt gần 110 tỷ đồng.

Tinh gọn bộ máy: Yên Bái lựa chọn đúng, trúng cán bộ có năng lực, uy tín, trách nhiệm ​

Tinh gọn bộ máy: Yên Bái lựa chọn đúng, trúng cán bộ có năng lực, uy tín, trách nhiệm ​

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 và Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, tỉnh Yên Bái yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương quán triệt và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 1/2025: Ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 1/2025: Ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Trong tháng 1/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: Quy định mới về giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú, tạm trú; mức trợ cấp tai nạn lao động; quy định về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng; xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm…

Chính thức ban hành Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025

Chính thức ban hành Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025

Ngày 24/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025, để có hành lang pháp lý cho việc tổ chức kỳ thi với mục đích xét tốt nghiệp, đánh giá việc dạy và học diện rộng trong cả nước, cũng như phục vụ mục đích tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Giao lưu văn nghệ “Chào năm mới 2024” giữa thành phố Lào Cai và huyện Hà Khẩu (Trung Quốc). Ảnh: Hương Thu - TTXVN

Xây dựng Lào Cai thành Trung tâm kết nối giao thương kinh tế

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định 1620/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai xây dựng Lào Cai trở thành Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc (Kế hoạch).

Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng

Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.

Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh có không quá 14 sở

Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh có không quá 14 sở

Thay mặt Ban Chỉ đạo về Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký văn bản định hướng, gợi ý một số nội dung về sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh.

Giảm 5 bộ, 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Giảm 5 bộ, 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; 500 cục và tương đương thuộc bộ, tổng cục; 177 vụ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ và tương đương; 190 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ và các cơ quan trong bộ. Con số này cao hơn so với định hướng Trung ương đặt ra.

Thị xã Vĩnh Châu là địa phương có đông đồng bào dân tộc sinh sống, trong đó hơn 53% là dân tộc Khmer. Nhờ triển khai hiệu quả Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn 1 (2021 - 2025), diện mạo thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) ngày càng khởi sắc. Ảnh: An Hiếu

Trưởng ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng Lâm Hoàng Mẫu: “Sóc Trăng không ngừng chăm lo đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số…”

Những năm vừa qua, tỉnh Sóc Trăng đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc, các chương trình, dự án…, tạo nguồn lực quan trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào ở vùng dân tộc thiểu số, qua đó củng cố niềm tin của đồng bào vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc. Phóng viên Báo ảnh Dân tộc và Miền núi đã có cuộc trò chuyện cùng ông Lâm Hoàng Mẫu, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng về nội dung này…

Vùng quê dân tộc Khmer Sóc Trăng ngày càng khởi sắc từ chương trình giảm nghèo. Ảnh: Tuấn Phi - TTXVN

Xóa đói giảm nghèo - một bảo đảm thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam

Xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, tăng cường an sinh xã hội là mục tiêu xuyên suốt của Đảng, Nhà nước và Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong công tác này. Đây cũng chính là cơ sở tạo nền tảng vững chắc để khẳng định bản chất tốt đẹp của xã hội ta trong việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người.

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ: Cần có chính sách đủ mạnh, nổi trội với các đối tượng chịu tác động

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ: Cần có chính sách đủ mạnh, nổi trội với các đối tượng chịu tác động

Để hạn chế tác động của việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đối với cán bộ, công chức, viên chức, Ban Chỉ đạo của Chính phủ cho rằng, cần có chính sách đủ mạnh, nổi trội đối với các đối tượng chịu tác động của quá trình sắp xếp, nhằm giảm áp lực về tư tưởng, tâm lý của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và bảo đảm quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.

Sửa đổi quy định về đặt hàng cấp ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sửa đổi quy định về đặt hàng cấp ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ngày 5/12, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1513/QĐ-TTg, sửa đổi, bổ sung Quyết định số 752/QĐ-TTg ngày 23/6/2023 về việc đặt hàng cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2023 - 2025.

Kon Tum: nguồn vốn tín dụng chính sách mang lại cơ hội cho người nghèo

Kon Tum: nguồn vốn tín dụng chính sách mang lại cơ hội cho người nghèo

Kon Tum là tỉnh có hơn 55% đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống. Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu chung của tỉnh, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh đã phân bổ có hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách hướng đến các đối tượng là hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số. Việc làm này đã tạo sự chuyển biến về đời sống vật chất và tinh thần cho các đối tượng được vay vốn trên địa bàn tỉnh, hướng đến phát triển kinh tế và thoát nghèo.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.

Tinh gọn bộ máy Chính phủ còn 21 đầu mối, tổ chức hợp lý các bộ đa ngành, đa lĩnh vực

Tinh gọn bộ máy Chính phủ còn 21 đầu mối, tổ chức hợp lý các bộ đa ngành, đa lĩnh vực

Thông tin với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, sau khi sắp xếp, sáp nhập, tổ chức bộ máy của Chính phủ giảm 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ. Như vậy, bộ máy của Chính phủ sẽ được tinh gọn từ 30 xuống còn 21 đầu mối (giảm 9 đầu mối) gồm: 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 4 cơ quan thuộc Chính phủ.