Sóc Trăng vận động gần 110 tỷ đồng hỗ trợ an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới

Trong năm 2024, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tỉnh Sóc Trăng cùng với các tổ chức thành viên, các tổ chức tôn giáo, nhà hảo tâm đã tích cực triển khai công tác vận động thực hiện chính sách an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới với tổng giá trị thực hiện đạt gần 110 tỷ đồng.

potal-soc-trang-phat-huy-tot-dai-doan-ket-toan-dan-toc-7682775.jpg
Bí thư Thị ủy Ngã Năm Huỳnh Thị Diễm Ngọc trao quà cho hộ nghèo tại ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Quới (thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng). Ảnh: Tuấn Phi - TTXVN

Theo ông Ngô Hùng, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, trong năm 2024, Mặt trận các cấp trong tỉnh cùng các tổ chức thành viên, tổ chức tôn giáo, nhà hảo tâm đã vận động thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội như: Hỗ trợ khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí, nấu ăn cho bệnh nhân nghèo, tặng quà, hỗ trợ các hộ bị thiên tai, hỏa hoạn, sửa chữa, xây dựng nhà ở, trợ giúp sản xuất cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn… với tổng giá trị các hoạt động là 78 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm đã vận động nhân dân tham gia xây dựng, xã hội hóa trong thực hiện xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và tập trung nâng cấp chỉnh trang đô thị với tổng trị giá trên 31 tỷ đồng; trong đó, đã vận động xây dựng 108 cây cầu nông thôn, vận động nhân dân tham gia hiến gần 8.000 m2 đất để xây dựng sửa chữa trường học, đường, cầu giao thông nông thôn, đóng góp trên 4.500 ngày công lao động và nhiều công trình, phần việc khác...

potal-soc-trang-giam-tren-4000-ho-ngheo-nam-2024-7742659.jpg
Nhiều căn nhà khang trang của hộ thoát nghèo vùng dân tộc Khmer Sóc Trăng được xây mới. Ảnh: Tuấn Phi - TTXVN

Đặc biệt, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng đã tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Lễ phát động và tiếp nhận gần 16 tỷ đồng, trên 87 tấn hàng hóa để chuyển hỗ trợ các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại của bão số 3 (Yagi).

Bà Trần Thị Nương, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Mỹ Tú cho biết: Mỹ Tú là địa bàn còn nhiều khó khăn, nhất là kênh rạch chằng chịt. Để học sinh đi lại thuận tiện, người dân giao thương hàng hóa thuận lợi, địa phương đã đẩy mạnh vận động, chung tay xã hội hóa xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện đã phối hợp với các ban, ngành, lãnh đạo chính quyền địa phương... kêu gọi các tổ chức, cá nhân đóng góp, đầu tư cho Mỹ Tú xây dựng thêm nhiều cây cầu nông thôn. Năm 2024, huyện đứng đầu toàn tỉnh trong vận động xây dựng 53 cây cầu nông thôn, phục vụ người dân đi lại thuận tiện.

potal-soc-trang-giam-tren-4000-ho-ngheo-nam-2024-7742655.jpg
Vùng quê dân tộc Khmer Sóc Trăng ngày càng khởi sắc từ chương trình giảm nghèo. Ảnh: Tuấn Phi - TTXVN

Đánh giá về công tác mặt trận năm 2024, bà Hồ Thị Cẩm Đào, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng biểu dương những đóng góp to lớn của các cấp Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh. Bà Hồ Thị Cẩm Đào mong muốn trong năm 2025, Mặt trận các cấp cùng các tổ chức thành viên tiếp tục phát huy những kết quả đạt được; đề nghị thời gian tới, Mặt trận Tổ quốc tỉnh tiếp tục xây dựng, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tăng cường công tác phối hợp, triển khai có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Quỹ “Vì người nghèo”, “Đoàn kết, sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế” và “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Nhấn mạnh năm 2025 sẽ diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Sóc Trăng cho rằng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên cần phối hợp, thống nhất hành động, tập trung tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân; củng cố, tăng cường, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; vận động nhân dân thi đua học tập, lao động sáng tạo, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh của đất nước.

potal-soc-trang-giam-tren-4000-ho-ngheo-nam-2024-7742663.jpg
Lãnh đạo chính quyền địa phương thăm hỏi hộ dân tộc Khmer đã thoát nghèo. Ảnh: Tuấn Phi - TTXVN

Thực hiện dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, Mặt trận các cấp trong tỉnh cần thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội; tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tham gia xây dựng Đảng và chính quyền trong sạch, vững mạnh; tăng cường đoàn kết quốc tế, mở rộng hoạt động đối ngoại nhân dân... Trước mắt, Mặt trận các cấp cần thực hiện có hiệu quả phong trào “Tết Nhân ái” - Xuân Ất Tỵ năm 2025 sắp tới, góp phần cùng với Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng chăm lo, hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người dễ bị tổn thương được vui Xuân, đón Tết.

Hiện Đảng bộ, chính quyền, các cấp, ngành địa phương trong tỉnh đang quyết tâm thực hiện để đến ngày 30/9/2025 hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn. Do đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh cần tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, doanh nghiệp, tổ chức và nhân dân tích cực tham gia đóng góp, ủng hộ chương trình xóa nhà tạm, dột nát; sớm hoàn thành theo kế hoạch xây mới và sửa chữa hơn 8.400 căn nhà tạm, dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở./.

Trung Hiếu

Có thể bạn quan tâm

Hàng trăm phụ nữ thoát nghèo từ vốn vay ưu đãi

Hàng trăm phụ nữ thoát nghèo từ vốn vay ưu đãi

Với bản tính siêng năng, nhạy bén trong lao động, sản xuất, kinh doanh, cùng sự quan tâm tạo điều kiện về nguồn vốn vay ưu đãi, hàng trăm hội viên phụ nữ ở tỉnh Kiên Giang đã cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo và khá giả.

Tinh gọn bộ máy: Yên Bái lựa chọn đúng, trúng cán bộ có năng lực, uy tín, trách nhiệm ​

Tinh gọn bộ máy: Yên Bái lựa chọn đúng, trúng cán bộ có năng lực, uy tín, trách nhiệm ​

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 và Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, tỉnh Yên Bái yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương quán triệt và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 1/2025: Ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 1/2025: Ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Trong tháng 1/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: Quy định mới về giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú, tạm trú; mức trợ cấp tai nạn lao động; quy định về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng; xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm…

Chính thức ban hành Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025

Chính thức ban hành Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025

Ngày 24/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025, để có hành lang pháp lý cho việc tổ chức kỳ thi với mục đích xét tốt nghiệp, đánh giá việc dạy và học diện rộng trong cả nước, cũng như phục vụ mục đích tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Giao lưu văn nghệ “Chào năm mới 2024” giữa thành phố Lào Cai và huyện Hà Khẩu (Trung Quốc). Ảnh: Hương Thu - TTXVN

Xây dựng Lào Cai thành Trung tâm kết nối giao thương kinh tế

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định 1620/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai xây dựng Lào Cai trở thành Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc (Kế hoạch).

Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng

Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.

Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh có không quá 14 sở

Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh có không quá 14 sở

Thay mặt Ban Chỉ đạo về Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký văn bản định hướng, gợi ý một số nội dung về sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh.

Giảm 5 bộ, 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Giảm 5 bộ, 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; 500 cục và tương đương thuộc bộ, tổng cục; 177 vụ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ và tương đương; 190 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ và các cơ quan trong bộ. Con số này cao hơn so với định hướng Trung ương đặt ra.

Thị xã Vĩnh Châu là địa phương có đông đồng bào dân tộc sinh sống, trong đó hơn 53% là dân tộc Khmer. Nhờ triển khai hiệu quả Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn 1 (2021 - 2025), diện mạo thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) ngày càng khởi sắc. Ảnh: An Hiếu

Trưởng ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng Lâm Hoàng Mẫu: “Sóc Trăng không ngừng chăm lo đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số…”

Những năm vừa qua, tỉnh Sóc Trăng đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc, các chương trình, dự án…, tạo nguồn lực quan trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào ở vùng dân tộc thiểu số, qua đó củng cố niềm tin của đồng bào vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc. Phóng viên Báo ảnh Dân tộc và Miền núi đã có cuộc trò chuyện cùng ông Lâm Hoàng Mẫu, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng về nội dung này…

Vùng quê dân tộc Khmer Sóc Trăng ngày càng khởi sắc từ chương trình giảm nghèo. Ảnh: Tuấn Phi - TTXVN

Xóa đói giảm nghèo - một bảo đảm thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam

Xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, tăng cường an sinh xã hội là mục tiêu xuyên suốt của Đảng, Nhà nước và Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong công tác này. Đây cũng chính là cơ sở tạo nền tảng vững chắc để khẳng định bản chất tốt đẹp của xã hội ta trong việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người.

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ: Cần có chính sách đủ mạnh, nổi trội với các đối tượng chịu tác động

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ: Cần có chính sách đủ mạnh, nổi trội với các đối tượng chịu tác động

Để hạn chế tác động của việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đối với cán bộ, công chức, viên chức, Ban Chỉ đạo của Chính phủ cho rằng, cần có chính sách đủ mạnh, nổi trội đối với các đối tượng chịu tác động của quá trình sắp xếp, nhằm giảm áp lực về tư tưởng, tâm lý của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và bảo đảm quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.

Sửa đổi quy định về đặt hàng cấp ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sửa đổi quy định về đặt hàng cấp ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ngày 5/12, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1513/QĐ-TTg, sửa đổi, bổ sung Quyết định số 752/QĐ-TTg ngày 23/6/2023 về việc đặt hàng cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2023 - 2025.

Kon Tum: nguồn vốn tín dụng chính sách mang lại cơ hội cho người nghèo

Kon Tum: nguồn vốn tín dụng chính sách mang lại cơ hội cho người nghèo

Kon Tum là tỉnh có hơn 55% đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống. Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu chung của tỉnh, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh đã phân bổ có hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách hướng đến các đối tượng là hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số. Việc làm này đã tạo sự chuyển biến về đời sống vật chất và tinh thần cho các đối tượng được vay vốn trên địa bàn tỉnh, hướng đến phát triển kinh tế và thoát nghèo.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.

Tinh gọn bộ máy Chính phủ còn 21 đầu mối, tổ chức hợp lý các bộ đa ngành, đa lĩnh vực

Tinh gọn bộ máy Chính phủ còn 21 đầu mối, tổ chức hợp lý các bộ đa ngành, đa lĩnh vực

Thông tin với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, sau khi sắp xếp, sáp nhập, tổ chức bộ máy của Chính phủ giảm 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ. Như vậy, bộ máy của Chính phủ sẽ được tinh gọn từ 30 xuống còn 21 đầu mối (giảm 9 đầu mối) gồm: 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 4 cơ quan thuộc Chính phủ.