Trưởng ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng Lâm Hoàng Mẫu: “Sóc Trăng không ngừng chăm lo đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số…”

Những năm vừa qua, tỉnh Sóc Trăng đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc, các chương trình, dự án…, tạo nguồn lực quan trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào ở vùng dân tộc thiểu số, qua đó củng cố niềm tin của đồng bào vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc. Phóng viên Báo ảnh Dân tộc và Miền núi đã có cuộc trò chuyện cùng ông Lâm Hoàng Mẫu, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng về nội dung này…

IMG_5284.JPG
Ông Lâm Hoàng Mẫu, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: An Hiếu

* Phóng viên: Triển khai Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/01/2018 của Ban Bí thư về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới, ông đánh giá như thế nào về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng?

- Ông Lâm Hoàng Mẫu: Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) với trên 35% dân số của tỉnh, trong đó đồng bào dân tộc Khmer có gần 362.000 người, chiếm 30,19%, sống đoàn kết, gắn bó với dân tộc Kinh, Hoa và các dân tộc anh em khác.

Thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW của Ban Bí thư, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền tập trung triển khai nhiều chính sách, chương trình, dự án… liên quan đến đồng bào Khmer; không ngừng chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo mọi điều kiện để đồng bào Khmer phát triển kinh tế, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Qua đó, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh; thúc đẩy sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nói chung, đồng bào dân tộc Khmer nói riêng; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, đoàn kết dân tộc được giữ vững.

DJI_0078.JPG
Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn 1 (2021 - 2025), diện mạo thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) ngày càng khởi sắc. Ảnh: An Hiếu

Việc thực hiện tốt Chỉ thị số 19-CT/TW của Ban Bí thư đã mang lại khởi sắc trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như diện mạo mới ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh. Đến nay, hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu được đầu tư xây dựng khá đồng bộ. Tại các xã có đông đồng bào Khmer sinh sống đều đã có trường trung học cơ sở, trạm y tế, đường ô tô đến trung tâm xã; 100% xã, phường, thị trấn và 100% khóm, ấp có điện lưới quốc gia; 100% xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế; 100% xã, phường, thị trấn được phủ sóng phát thanh - truyền hình, đảm bảo phục vụ nhu cầu sinh hoạt tinh thần của đồng bào Khmer,...

Bên cạnh việc triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào Khmer, có thể thấy tinh thần vượt khó, nỗ lực vươn lên chính mình của đồng bào đã ngày càng được phát huy. Nhiều mô hình tập thể, nhiều cá nhân người Khmer tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh giỏi đã được biểu dương, khen thưởng. Từ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Khmer không ngừng được nâng lên.

IMG_4630.JPG
Các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng được giới thiệu rộng khắp các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Ảnh: An Hiếu

* Phóng viên: Cùng với việc triển khai đồng bộ các chính sách dân tộc, các chương trình, dự án…, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn 1 (2021 - 2025), đời sống đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến như thế nào, thưa ông?

- Ông Lâm Hoàng Mẫu: Từ nguồn lực của 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, tỉnh Sóc Trăng đã lồng ghép đầu tư, nâng cấp, làm mới kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng DTTS. Nhờ đó, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm; trên 99% hộ gia đình vùng DTTS được sử dụng lưới điện quốc gia; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99,65%. Toàn tỉnh đã hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 4.607 hộ với 67 mô hình phát triển sản xuất, góp phần đa dạng hóa sinh kế cộng đồng và giảm nghèo bền vững.

Trong các lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục - y tế và môi trường, những nghi lễ, lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc Khmer, Hoa… trên địa bàn tỉnh đã được bảo tồn và phát huy giá trị; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đạt nhiều kết quả tích cực. Khối đại đoàn kết giữa các dân tộc không ngừng được củng cố và tăng cường.

Việc triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc ở vùng đồng bào DTTS đã nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào, từ đó đồng bào càng thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng, phát huy tốt khối đại đoàn kết các dân tộc, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tính riêng năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 6,54%, GRDP bình quân đầu người là 60,10 triệu đồng/người/năm. Đến cuối năm 2023, tỉnh Sóc Trăng còn 4.116 hộ nghèo DTTS, giảm được 6.545 hộ nghèo so với năm 2021.

Về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn 1 (2021 - 2025), các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh thời gian qua đã tập trung triển khai đồng bộ các nội dung thành phần, tiểu dự án, dự án thuộc Chương trình. Tính đến cuối năm 2024, toàn tỉnh triển khai hỗ trợ đất ở cho 302 hộ, hỗ trợ nhà ở cho 3.031 hộ, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 5.727 hộ, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 2.970 hộ; xây dựng 04 công trình cấp nước tập trung tại với khoảng 1.655 hộ thụ hưởng; triển khai 124 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng; xây dựng 157 công trình giao thông nông thôn; đầu tư, sửa chữa 14 công trình mạng lưới chợ; duy tu bảo dưỡng 135 công trình cơ sở hạ tầng.

IMG_2180.JPG
Ngành thủy sản được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Sóc Trăng, giúp cho nhiều lao động là đồng bào dân tộc thiểu số có việc làm và thu nhập ổn định. Ảnh: An Hiếu

* Phóng viên: Bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 (2021 - 2025) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng thời gian qua còn những khó khăn gì, thưa ông?

- Ông Lâm Hoàng Mẫu: Công tác triển khai thực hiện Chương trình luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, sự điều hành quyết liệt Ủy ban nhân dân tỉnh cùng sự tham gia tích cực của các ngành, đoàn thể các cấp. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay, tình hình triển khai thực hiện và giải ngân nguồn vốn Chương trình còn chậm so với tiến độ, yêu cầu kế hoạch đề ra. Việc triển khai một số nội dung Chương trình vẫn còn gặp nhiều khó khăn, điển hình như: Hệ thống văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình của chưa đồng bộ, việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chưa kịp thời; nguồn vốn chậm phân khai. Văn bản thực hiện Chương trình quá nhiều, nhiều văn bản còn nhiều dẫn chiếu văn bản khác; một số nội dung, tiểu dự án, Dự án của Chương trình đang gặp khó khăn do không còn đối tượng hỗ trợ hoặc không đủ điều kiện để giải ngân kinh phí theo quy định.

Đây là Chương trình liên quan đến nhiều lĩnh vực, đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu ở các cấp (trong đó có đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc) trong điều kiện năng lực, thời gian có hạn, phải nghiên cứu cùng lúc nhiều văn bản liên quan, nên quá trình thực hiện Chương trình còn gặp nhiều lúng túng. Một số ngành, địa phương trong quá trình triển khai chưa phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng; việc tổng hợp, báo cáo gặp nhiều khó khăn, chưa kịp thời…

IMG_6305.JPG
Sóc Trăng gìn giữ, phát triển nghề và làng nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong ảnh: Nghề làm khô cá lóc truyền thống ở ấp Bưng Tróp A, xã An Hiệp, huyện Châu Thành (Sóc Trăng). Ảnh: An Hiếu

* Phóng viên: Xin ông cho biết, định hướng của tỉnh Sóc Trăng trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030?

- Ông Lâm Hoàng Mẫu: Để đảm bảo triển khai đạt chất lượng, hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh, Ban Dân tộc tham mưu tỉnh triển khai đồng bộ nhiệm vụ và giải pháp sau:

+ Tiếp tục tăng cường công tác truyền thông sâu rộng về ý nghĩa và tầm quan trọng và kết quả triển khai thực hiện Chương trình.

+ Tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung, danh mục chương trình, dự án theo Nghị quyết phân bổ vốn; Nghị quyết điều chỉnh vốn của Hội đồng nhân dân tỉnh và quyết định giao vốn; quyết định điều chỉnh vốn của Ủy ban nhân dân tỉnh đã và đang phê duyệt. Các chủ đầu tư, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xác định nhiệm vụ giải ngân vốn Chương trình là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cần quan tâm chỉ đạo thường xuyên và xuyên suốt trong năm. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc, quyết liệt chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về giải ngân vốn đầu tư công của Chương trình năm 2022, năm 2023 và năm 2024.

+ Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, rà soát kiện toàn hệ thống bộ máy tổ chức thực hiện Chương trình ở các cấp đồng bộ, thống nhất; hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình và triển khai lồng ghép hiệu quả 03 Chương trình mục tiêu quốc gia đang triển khai trên địa bàn tỉnh.

+ Tiếp tục triển khai hiệu quả các lớp tập huấn, đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện chương trình các cấp, triển khai đầy đủ các chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách và hướng dẫn thực hiện Chương trình cho cấp tỉnh, huyện, xã.

+ Phối hợp tổ chức phát động, triển khai hiệu quả phong trào thi đua thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 - 2025.

HIE_0419.JPG
Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiếu số nói chung, đồng bào Khmer nói riêng luôn được tỉnh Sóc Trăng quan tâm, gìn giữ. Ảnh: An Hiếu

+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tại địa phương để kịp thời phát hiện và uốn nắn những sai sót trong quá trình thực hiện; quản lý chặt chẽ việc sử dụng các nguồn lực thực hiện; đánh giá hiệu quả thực hiện các dự án thành phần; phát huy hơn nữa vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và giám sát của cộng đồng.

+ Tăng cường chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện chính sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tại địa phương.

+ Các Sở, ban ngành phụ trách các dự án, tiểu dự án của Chương trình và ủy ban nhân dân cấp huyện, xã có trách nhiệm rà soát hiện trạng, xác định mục tiêu, công việc, lộ trình và giải pháp cụ thể của từng ngành, từng địa phương, trong đó lựa chọn nội dung, nhiệm vụ ưu tiên để tập trung chỉ đạo và bố trí đủ nguồn lực thực hiện, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu các kế hoạch đã đề ra.

+ Tiếp tục đề xuất Chính phủ, các bộ, ngành hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung Nghị định, Thông tư chưa phù hợp với tình hình địa phương.

* Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Thu Hương - An Hiếu (thực hiện)

(Báo ảnh Dân tộc và Miền núi)

Có thể bạn quan tâm

Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng

Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.

Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh có không quá 14 sở

Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh có không quá 14 sở

Thay mặt Ban Chỉ đạo về Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký văn bản định hướng, gợi ý một số nội dung về sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh.

Giảm 5 bộ, 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Giảm 5 bộ, 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; 500 cục và tương đương thuộc bộ, tổng cục; 177 vụ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ và tương đương; 190 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ và các cơ quan trong bộ. Con số này cao hơn so với định hướng Trung ương đặt ra.

Vùng quê dân tộc Khmer Sóc Trăng ngày càng khởi sắc từ chương trình giảm nghèo. Ảnh: Tuấn Phi - TTXVN

Xóa đói giảm nghèo - một bảo đảm thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam

Xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, tăng cường an sinh xã hội là mục tiêu xuyên suốt của Đảng, Nhà nước và Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong công tác này. Đây cũng chính là cơ sở tạo nền tảng vững chắc để khẳng định bản chất tốt đẹp của xã hội ta trong việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người.

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ: Cần có chính sách đủ mạnh, nổi trội với các đối tượng chịu tác động

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ: Cần có chính sách đủ mạnh, nổi trội với các đối tượng chịu tác động

Để hạn chế tác động của việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đối với cán bộ, công chức, viên chức, Ban Chỉ đạo của Chính phủ cho rằng, cần có chính sách đủ mạnh, nổi trội đối với các đối tượng chịu tác động của quá trình sắp xếp, nhằm giảm áp lực về tư tưởng, tâm lý của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và bảo đảm quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.

Sửa đổi quy định về đặt hàng cấp ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sửa đổi quy định về đặt hàng cấp ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ngày 5/12, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1513/QĐ-TTg, sửa đổi, bổ sung Quyết định số 752/QĐ-TTg ngày 23/6/2023 về việc đặt hàng cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2023 - 2025.

Kon Tum: nguồn vốn tín dụng chính sách mang lại cơ hội cho người nghèo

Kon Tum: nguồn vốn tín dụng chính sách mang lại cơ hội cho người nghèo

Kon Tum là tỉnh có hơn 55% đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống. Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu chung của tỉnh, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh đã phân bổ có hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách hướng đến các đối tượng là hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số. Việc làm này đã tạo sự chuyển biến về đời sống vật chất và tinh thần cho các đối tượng được vay vốn trên địa bàn tỉnh, hướng đến phát triển kinh tế và thoát nghèo.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.

Tinh gọn bộ máy Chính phủ còn 21 đầu mối, tổ chức hợp lý các bộ đa ngành, đa lĩnh vực

Tinh gọn bộ máy Chính phủ còn 21 đầu mối, tổ chức hợp lý các bộ đa ngành, đa lĩnh vực

Thông tin với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, sau khi sắp xếp, sáp nhập, tổ chức bộ máy của Chính phủ giảm 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ. Như vậy, bộ máy của Chính phủ sẽ được tinh gọn từ 30 xuống còn 21 đầu mối (giảm 9 đầu mối) gồm: 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 4 cơ quan thuộc Chính phủ.

Nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 kéo dài 9 ngày

Nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 kéo dài 9 ngày

Ngày 3/12, thông tin từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết đã có thông báo chính thức về lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Quốc khánh và nghỉ lễ 30/4, ngày Quốc tế Lao động 1/5 trong năm 2025.

Ưu tiên nguồn vốn cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk

Ưu tiên nguồn vốn cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk

Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Đắk Lắk Lê Văn Lương cho biết, xác định cà phê là mặt hàng nông sản chủ lực và là một trong những lĩnh vực kinh tế trọng điểm của tỉnh, hàng năm, ngân hàng xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng cho ngành hàng cà phê bằng hoặc cao hơn so với kế hoạch tăng trưởng tín dụng chung của ngành. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay để đầu tư phát triển kinh doanh, thu mua, chế biến cà phê.

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật

Chiều 29/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính với 445/450 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,9% tổng số đại biểu Quốc hội.