Bánh dầy Quán Gánh – hương vị dẻo, thơm đất Hà Thành

Làng nghề bánh dầy Quán Gánh tại thôn Thượng Đình, xã Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội có từ lâu đời được người dân nhiều đời gìn giữ. Để có sản phẩm ngon chất lượng, những người thợ làm bánh phải qua nhiều công đoạn từ khâu chọn gạo, ngâm gạo đúng thời gian, vo kỹ, đồ xôi vừa chín, giã nhuyễn, pha chế nhân mặn, ngọt với những hương liệu nào phù hợp…. Vì thời hạn của bánh không giữ được lâu nên thông thường những người thợ trong làng làm bánh từ 1-2 giờ sáng để có bánh mới tiêu thụ cho ngày hôm sau, nếu khách hàng có nhu cầu ăn buổi trưa hoặc tối thì bánh được làm buổi sáng hoặc buổi chiều.

9.jpg
Gạo được ngâm và vo kỹ sau đó để ráo nước trước khi nấu xôi. Ảnh: Trần Việt – TTXVN
12.jpg
5.jpgXôi trước đây được nấu bằng bếp lửa, nay các gia đình sử dụng nồi hơi để nấu. Ảnh: Trần Việt – TTXVN
10.jpg
13.jpg
Nhân bánh được chia đều nắm từng nắm. Ảnh: Trần Việt – TTXVN
11.jpg
Nhân bánh được nắm đều trước khi gói bột nếp. Ảnh: Trần Việt – TTXVN
6.jpg
Bánh sau khi được bọc vỏ và nhân bánh. Ảnh: Trần Việt – TTXVN
8.jpg
Bánh được xoa lớp mỡ để đóng gói. Ảnh: Trần Việt – TTXVN
7.jpg
Bánh được xếp sẵn 6 chiếc một để gói. Ảnh: Trần Việt – TTXVN
1.jpg
Cụ Nguyễn Thị Tuất, 81 tuổi đã có hơn 60 năm làm nghề. Ảnh: Trần Việt – TTXVN
2.jpg
Cơ sở bánh dầy Tấn Toan đang làm bánh dầy cho khách hàng tỉnh Điện Biên. Ảnh: Trần Việt – TTXVN
3.jpg
Sản phẩm bánh dầy tại cơ sở Tấn Toan thôn Thượng Đình, xã Nhị Khê. Ảnh: Trần Việt – TTXVN

Trần Việt

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm