Kế hoạch vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững triển khai tại tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2019 - 2020 là trên 283 tỷ đồng. Trong giai đoạn này, tỉnh bố trí ngân sách 36 tỷ đồng để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng đối với 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết của HĐND tỉnh. Nhằm thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo trên địa bàn, thời gian tới, tỉnh Bắc Giang quan tâm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về mục tiêu giảm nghèo bền vững; huy động sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thực hiện chương trình. Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Giang tiếp tục phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện chương trình giảm nghèo; tạo cơ hội để người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản, khuyến khích hộ nghèo, xã nghèo phấn đấu vươn lên thoát nghèo là chính.
Tỉnh tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách, dự án về giảm nghèo; sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; tăng cường xúc tiến, kêu gọi đầu tư, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vốn, công nghệ sản xuất phù hợp, nhất là khu vực miền núi, vùng cao của tỉnh để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm tại chỗ cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các vùng này. Cùng với đẩy mạnh xã hội thực hiện công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, tỉnh Bắc Giang tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, khắc phục những thiếu sót, yếu kém trong triển khai các dự án, chính sách giảm nghèo.
Để nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo tại địa phương, tỉnh Bắc Giang đề nghị các Bộ, ngành liên quan xem xét trình Chính phủ tiếp tục tích hợp các chính sách giảm nghèo, chuyển dần từ các dự án cấp cho không sang vay vốn hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh và chuyển đổi nghề nghiệp; bổ sung nguồn vốn cho vay ngân hàng chính sách xã hội đối với chương trình cho vay nhà ở xã hội, vay giải quyết việc làm, cấp nước sạch...
Từ năm 2016 đến nay, tỉnh Bắc Giang đã triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương. Bên cạnh nguồn vốn trung ương, ngân sách tỉnh đã bố trí phần vốn thực hiện, đồng thời huy động thêm nguồn lực trong nhân dân. Nguồn vốn ngân sách nhà nước cho công tác giảm nghèo được phân bổ theo tiêu chí, đảm bảo công khai, công bằng, minh bạch. Các dự án hợp phần được đầu tư hỗ trợ đúng địa bàn, đối tượng. Các công trình, dự án được triển khai, đầu tư xây dựng đã giúp người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn của tỉnh được tạo điều kiện tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản, hỗ trợ phát triển sản xuất để vươn lên thoát nghèo. Nhờ đó, từ năm 2016 đến nay, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm của tỉnh Bắc Giang đã giảm bình quân 2,2%, cao hơn kết quả cả nước; trong đó tỷ lệ hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn và huyện nghèo của tỉnh giảm nhanh, với mức giảm bình quân từ 4 - 5%/năm.
Theo kết quả rà soát, thống kê hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh Bắc Giang là 7,29% và tỷ lệ hộ cận nghèo là 7,06%.
Tỉnh tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách, dự án về giảm nghèo; sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; tăng cường xúc tiến, kêu gọi đầu tư, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vốn, công nghệ sản xuất phù hợp, nhất là khu vực miền núi, vùng cao của tỉnh để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm tại chỗ cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các vùng này. Cùng với đẩy mạnh xã hội thực hiện công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, tỉnh Bắc Giang tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, khắc phục những thiếu sót, yếu kém trong triển khai các dự án, chính sách giảm nghèo.
Từ nguồn vốn 50 triệu được vay từ hội Nông dân xã, gia đình chị Chu Thị Thiện và anh Ngô Văn Dân thôn Ninh Động, xã Ninh Sơn, Việt Yên, Bắc Giang mạnh dạn đầu tư mua 2 con bò sinh sản, đồng thời cải tạo 3 sào vườn trồng bưởi, nhãn và luân canh trồng các loại rau mầu trên diện tích đất ruộng. Từ các nguồn thu, trung bình mỗi năm gia đình chị thu nhập được khoảng trên 100 triệu đồng, nhờ đó gia đình chị đã trả được hết nợ vay ban đầu và vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đồng Thúy-TTXVN |
Để nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo tại địa phương, tỉnh Bắc Giang đề nghị các Bộ, ngành liên quan xem xét trình Chính phủ tiếp tục tích hợp các chính sách giảm nghèo, chuyển dần từ các dự án cấp cho không sang vay vốn hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh và chuyển đổi nghề nghiệp; bổ sung nguồn vốn cho vay ngân hàng chính sách xã hội đối với chương trình cho vay nhà ở xã hội, vay giải quyết việc làm, cấp nước sạch...
Từ năm 2016 đến nay, tỉnh Bắc Giang đã triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương. Bên cạnh nguồn vốn trung ương, ngân sách tỉnh đã bố trí phần vốn thực hiện, đồng thời huy động thêm nguồn lực trong nhân dân. Nguồn vốn ngân sách nhà nước cho công tác giảm nghèo được phân bổ theo tiêu chí, đảm bảo công khai, công bằng, minh bạch. Các dự án hợp phần được đầu tư hỗ trợ đúng địa bàn, đối tượng. Các công trình, dự án được triển khai, đầu tư xây dựng đã giúp người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn của tỉnh được tạo điều kiện tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản, hỗ trợ phát triển sản xuất để vươn lên thoát nghèo. Nhờ đó, từ năm 2016 đến nay, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm của tỉnh Bắc Giang đã giảm bình quân 2,2%, cao hơn kết quả cả nước; trong đó tỷ lệ hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn và huyện nghèo của tỉnh giảm nhanh, với mức giảm bình quân từ 4 - 5%/năm.
Theo kết quả rà soát, thống kê hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh Bắc Giang là 7,29% và tỷ lệ hộ cận nghèo là 7,06%.
Việt Hùng