Sản xuất điện bằng khí sinh khối từ trấu, mùn cưa, củi…không chỉ tiết kiệm điện năng trong sản xuất của các nhà máy mà còn đem lại lợi nhuận bằng cách bán điện dư thừa cho hệ thống truyển tải điện Ảnh : tapchimoitruong.vn |
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lâm Quang Thi, việc xây dựng hệ thống quản lý và sử dụng sinh khối cây lúa nhằm phát triển năng lượng bền vững, hiệu quả, an toàn và ít tác động đến sức khỏe, môi trường và biến đổi khí hậu.
Với mục tiêu gia tăng sản xuất năng lượng tái tạo, giảm khí thải nhà kính từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Cụ thể: Từ đây đến năm 2030 An Giang phấn đấu có 101.440 ha diện tích trồng lúa ứng dụng công nghệ cao có lồng ghép phương pháp “1 phải 5 giảm” (có ý nghĩa: “1 phải” là phải sử dụng giống xác nhận, còn “5 giảm” bao gồm giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng phân bón (đạm), giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), giảm lượng nước và giảm thất thoát sau thu hoạch) . Đồng thời các diện tích lúa ứng dụng công nghệ cao sẽ cắt giảm lượng khí nhà kính (CO2) tương ứng 300.888 tấn/năm; diện tích rơm được thu gom khỏi đồng ruộng đạt khoảng 40%. Tỉ lệ rơm rạ được thu gom để sản xuất năng lượng đạt trên 15%. Tỉ lệ trấu được thu gom dung sản xuất điện trấu và các sản phẩm năng lượng khác chiếm 50%.
Để đạt mục tiêu đề ra, tỉnh An Giang cần tiếp tục tuyên truyền, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, nông dân, doanh nghiệp, cán bộ về lợi ích của các phụ phẩm từ cây lúa, vai trò của điện trấu; bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về phát triển điện sinh khối.
Cùng với đó, An Giang sẽ hình thành cụm công nghiệp sinh thái lúa gạo và khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất xanh, phát triển các sản phẩm xanh từ phụ phẩm của cây lúa; Kết nối các nhà đầu tư tài chính, ngân hàng với doanh nghiệp, nông dân trong việc hỗ trợ vốn vay, vốn hỗ trợ xây dựng các dự án biến chất thải thành năng lượng và các sản phẩm xanh; Hỗ trợ vốn trong và ngoài nước cho phát triển điện sinh khối.
Hợp tác với các đối tác quốc tế để nâng cao năng lực quản lý chất thải nông nghiệp; áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới vào biến chất thải từ cây lúa thành năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính. Có chính sách hỗ trợ phát triển nguồn năng lượng sinh khối và các sản phẩm xanh từ phụ phẩm cây lúa; nghiên cứu kỹ thuật sản xuất điện, nhiên liệu sinh học (biofuel), vật liệu mới như: silica, vật liệu lọc, vật liệu cách nhiệt, phân bón, thức ăn chăn nuôi,... từ các phụ phẩm cây lúa như vỏ trấu, rơm rạ, cám gạo.
Theo ông Thi, An Giang là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về sản xuất lúa gạo với sản lượng lúa hàng năm khoảng 4 triệu tấn; cùng với đó, một lượng rơm rạ khổng lồ được sản sinh ra từ quá trình thu hoạch lúa (khoảng 2 triệu tấn/năm); bên cạnh đó, ngành công nghiệp chế biến lúa gạo trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh mẽ với hàng trăm doanh nghiệp chế biến và cơ sở xay xát, từ đó đã thải ra lượng trấu khoảng 844.200 tấn/năm.
Trước đây, việc thải nguồn tro trấu ra kênh rạch và việc đốt đồng gây ảnh hưởng môi trường và lãng phí. Gần đây, giá trị tro trấu đã tăng đáng kể do được tận dụng để sấy lúa, bán cho các lò gạch làm chất đốt, hoặc chế biến thành nguồn nguyên liệu năng lượng như củi trấu hay trấu viên. Một số nơi bà con nông dân tận dụng rơm để trồng nấm rơm, ủ rơm làm thức ăn gia súc, phủ rơm trồng hoa màu… Tuy nhiên, hiện vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của nguồn nguyên liệu này, đến nay việc đốt đồng vẫn còn phổ biến ở nhiều địa phương, điều này đã gây ra một sự lãng phí lớn.
Do đó, “việc phát triển năng lượng bền vững nguồn điện sinh khối từ phụ phẩm cây lúa (vỏ trấu, rơm rạ) không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân, doanh nghiệp thông qua chuỗi giá trị lúa gạo, mà còn giảm áp lực và chi phí quản lý về môi trường trong việc xử lý chất thải từ cây lúa cho nhân sách nhà nước; đưa nền nông nghiệp trồng lúa ở tỉnh An Giang tiếp cận và áp dụng công nghệ cao, hướng đến một nền nông nghiệp tăng trưởng xanh, bền vững”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lâm Quang Thi nhận định.
Với mục tiêu gia tăng sản xuất năng lượng tái tạo, giảm khí thải nhà kính từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Cụ thể: Từ đây đến năm 2030 An Giang phấn đấu có 101.440 ha diện tích trồng lúa ứng dụng công nghệ cao có lồng ghép phương pháp “1 phải 5 giảm” (có ý nghĩa: “1 phải” là phải sử dụng giống xác nhận, còn “5 giảm” bao gồm giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng phân bón (đạm), giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), giảm lượng nước và giảm thất thoát sau thu hoạch) . Đồng thời các diện tích lúa ứng dụng công nghệ cao sẽ cắt giảm lượng khí nhà kính (CO2) tương ứng 300.888 tấn/năm; diện tích rơm được thu gom khỏi đồng ruộng đạt khoảng 40%. Tỉ lệ rơm rạ được thu gom để sản xuất năng lượng đạt trên 15%. Tỉ lệ trấu được thu gom dung sản xuất điện trấu và các sản phẩm năng lượng khác chiếm 50%.
Để đạt mục tiêu đề ra, tỉnh An Giang cần tiếp tục tuyên truyền, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, nông dân, doanh nghiệp, cán bộ về lợi ích của các phụ phẩm từ cây lúa, vai trò của điện trấu; bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về phát triển điện sinh khối.
Cùng với đó, An Giang sẽ hình thành cụm công nghiệp sinh thái lúa gạo và khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất xanh, phát triển các sản phẩm xanh từ phụ phẩm của cây lúa; Kết nối các nhà đầu tư tài chính, ngân hàng với doanh nghiệp, nông dân trong việc hỗ trợ vốn vay, vốn hỗ trợ xây dựng các dự án biến chất thải thành năng lượng và các sản phẩm xanh; Hỗ trợ vốn trong và ngoài nước cho phát triển điện sinh khối.
Hợp tác với các đối tác quốc tế để nâng cao năng lực quản lý chất thải nông nghiệp; áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới vào biến chất thải từ cây lúa thành năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính. Có chính sách hỗ trợ phát triển nguồn năng lượng sinh khối và các sản phẩm xanh từ phụ phẩm cây lúa; nghiên cứu kỹ thuật sản xuất điện, nhiên liệu sinh học (biofuel), vật liệu mới như: silica, vật liệu lọc, vật liệu cách nhiệt, phân bón, thức ăn chăn nuôi,... từ các phụ phẩm cây lúa như vỏ trấu, rơm rạ, cám gạo.
Theo ông Thi, An Giang là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về sản xuất lúa gạo với sản lượng lúa hàng năm khoảng 4 triệu tấn; cùng với đó, một lượng rơm rạ khổng lồ được sản sinh ra từ quá trình thu hoạch lúa (khoảng 2 triệu tấn/năm); bên cạnh đó, ngành công nghiệp chế biến lúa gạo trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh mẽ với hàng trăm doanh nghiệp chế biến và cơ sở xay xát, từ đó đã thải ra lượng trấu khoảng 844.200 tấn/năm.
Trước đây, việc thải nguồn tro trấu ra kênh rạch và việc đốt đồng gây ảnh hưởng môi trường và lãng phí. Gần đây, giá trị tro trấu đã tăng đáng kể do được tận dụng để sấy lúa, bán cho các lò gạch làm chất đốt, hoặc chế biến thành nguồn nguyên liệu năng lượng như củi trấu hay trấu viên. Một số nơi bà con nông dân tận dụng rơm để trồng nấm rơm, ủ rơm làm thức ăn gia súc, phủ rơm trồng hoa màu… Tuy nhiên, hiện vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của nguồn nguyên liệu này, đến nay việc đốt đồng vẫn còn phổ biến ở nhiều địa phương, điều này đã gây ra một sự lãng phí lớn.
Do đó, “việc phát triển năng lượng bền vững nguồn điện sinh khối từ phụ phẩm cây lúa (vỏ trấu, rơm rạ) không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân, doanh nghiệp thông qua chuỗi giá trị lúa gạo, mà còn giảm áp lực và chi phí quản lý về môi trường trong việc xử lý chất thải từ cây lúa cho nhân sách nhà nước; đưa nền nông nghiệp trồng lúa ở tỉnh An Giang tiếp cận và áp dụng công nghệ cao, hướng đến một nền nông nghiệp tăng trưởng xanh, bền vững”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lâm Quang Thi nhận định.
Công Mạo