Độc đáo ngôi làng Dao Tiền trên núi cao

Đến thăm bản Sưng - ngôi làng của đồng bào Dao Tiền nằm trên vùng núi cao tỉnh Hòa Bình, du khách như lạc vào một không gian tươi xanh với cảnh đẹp nguyên sơ, thanh bình. Trong không gian tĩnh lặng có thể nghe tiếng suối róc rách xen lẫn tiếng lá rừng xào xạc trong gió, thanh âm của chim muông hay của tiếng ê a học chữ Dao của trẻ nhỏ…

Lạng Sơn mở lớp truyền dạy thực hành nghề thêu, dệt thổ cẩm của người Nùng Phàn SLình

Từ đầu tháng 8 đến đầu tháng 9/2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn phối hợp với UBND xã Hải Yến và Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Cao Lộc mở Lớp truyền dạy thực hành nghề thêu, dệt thổ cẩm của người Nùng Phàn SLình (Nùng Cúm Cọt) tại xã cho 28 học viên nữ với những kỹ thuật dệt vải, dệt thổ cẩm, thực hành thêu các họa tiết trên trang phục truyền thống, khăn đội đầu, túi xách và một số sản phẩm lưu niệm. Lớp truyền dạy nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với việc liên kết, thúc đẩy hoạt động du lịch của tỉnh, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.

Đồng bào vùng cao Hà Giang nô nức xuống chợ phiên Mèo Vạc

Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay cũng là lúc chợ phiên huyện Mèo Vạc (Hà Giang) mở cửa. Phiên chợ chỉ họp vào Chủ nhật hàng tuần tại trung tâm thị trấn Mèo Vạc là dịp để bà con từ các thôn, bản trong và ngoài huyện gặp gỡ, mua bán, trao đổi các mặt hàng thiết yếu, nông sản, gia súc, gia cầm, lương thực, thực phẩm… của địa phương. Đến chợ, người dân và du khách có thể tìm được rất nhiều đặc sản địa phương, các đồ dùng, vật dụng quen thuộc đối với đồng bào vùng cao như quẩy tấu, vải thổ cẩm, vải lanh, các món ăn truyền thống của bà con bản địa. Đặc biệt nơi đây còn có một khu vực chợ để buôn bán bò lớn nhất, nhì các huyện vùng Cao nguyên đá – Chợ bò huyện Mèo Vạc.


Đặc sắc nghi thức cưới hỏi của đồng bào dân tộc Nùng

Ngày 2/9, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ( Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), người Nùng Phàn Slình đến từ huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức tái hiện nghi thức cưới hỏi đặc sắc, giới thiệu những nét đẹp trong lễ cưới, góp phần bảo tồn và giữ gìn vốn văn hóa truyền thống quý báu của cha ông.


Mãn nhãn màn đồng diễn khèn Mông

Ngày 2/9/2023, màn đồng diễn khèn Mông tại Ngày hội văn hóa dân tộc Mông huyện Tam Đường 2023 tại bản Thèn Pả, xã Tả Lèng (Lai Châu) khiến rất nhiều du khách và người dân thích thú. Đối với người Mông ở Lai Châu, khèn Mông là một loại nhạc cụ đa thanh, là thanh âm của núi rừng. Người Mông sử dụng khèn để đệm hát trong những ngày lễ truyền thống, cho người hát các bài dân ca, có khi bắt nhịp cho các vũ điệu mạnh mẽ, sử dụng trong những ngày vui.


Mãn nhãn màn đồng diễn khèn Mông

Ngày 2/9/2023, màn đồng diễn khèn Mông tại Ngày hội văn hóa dân tộc Mông huyện Tam Đường 2023 tại bản Thèn Pả, xã Tả Lèng (Lai Châu) khiến rất nhiều du khách và người dân thích thú. Đối với người Mông ở Lai Châu, khèn Mông là một loại nhạc cụ đa thanh, là thanh âm của núi rừng. Người Mông sử dụng khèn để đệm hát trong những ngày lễ truyền thống, cho người hát các bài dân ca, có khi bắt nhịp cho các vũ điệu mạnh mẽ, sử dụng trong những ngày vui.


Tái hiện Lễ hội Mừng Cơm mới của đồng bào dân tộc Khơ Mú ở Than Uyên, Lai Châu

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Chương trình Nghệ thuật Chào mừng Tết Độc lập 2/9, Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc, Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2023, ngày 1/9, huyện Than Uyên (Lai Châu) đã tái hiện Lễ hội Mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Khơ Mú. Đây là lễ hội sắc sắc thể hiện rõ nét văn hóa nương rẫy của đồng bào Khơ Mú nơi đây.


Phong tục cưới hỏi của người K’ho Sre ở Lâm Đồng

Cũng như nhiều dân tộc khác ở vùng Tây Nguyên, người K’ho Sre ở Lâm Đồng sống theo chế độ mẫu hệ. Vì vậy, phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong gia đình, có tiếng nói quyết định trong hôn nhân, cưới hỏi.


Hà Tĩnh: Độc đáo Tết Lấp lỗ của đồng bào dân tộc Chứt

Ngày 22/8, tại bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh), UBND huyện Hương Khê phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh tổ chức Lễ hội Tết Lấp lỗ cho đồng bào dân tộc Chứt.


Người giữ hồn chữ Nôm - Dao Đà Bắc

Dân tộc Dao Tiền ở bản Sưng, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình có nền văn hóa truyền thống lâu đời, có tiếng nói, chữ viết riêng. Tuy nhiên, theo thời gian, chữ viết của người Dao Tiền nơi đây đang bị mai một.


Nghề dệt thổ cẩm - Nét văn hóa đặc sắc của người Dao Tiền

Nghề dệt thổ cẩm gắn liền với cuộc sống người Dao Tiền ở bản Sưng của xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) từ bao đời nay. Đến nay, người Dao Tiền nơi đây vẫn giữ thói quen tự nhuộm, dệt cho mình những bộ trang phục truyền thống để nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn dân tộc. Từ đó, họ tạo bản sắc riêng, gắn với phát triển du lịch, tăng thu nhập.


Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm, bảo tồn nét văn hóa đặc sắc của người Dao Tiền tại Hòa Bình

Từ bao đời nay, nghề dệt thổ cẩm đã gắn liền với cuộc sống người Dao Tiền ở bản Sưng của xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc (Hòa Bình). Những mảnh vải thổ cẩm được bàn tay khéo léo của phụ nữ gửi gắm vào đó những nét đẹp của văn hóa của đồng bào dân tộc Dao Tiền. Hiện, người Dao Tiền ở bản Sưng vẫn giữ thói quen tự nhuộm, dệt cho mình những bộ trang phục truyền thống. Đồng thời, gìn giữ nghề dệt thổ cẩm gắn liền với phát triển du lịch tạo thêm thu nhập cho người dân địa phương.


Cuộc sống mới của đồng bào Khmer nơi biên giới Tây Ninh

Nhiều năm qua, tỉnh Tây Ninh đã triển khai đồng bộ các chính sách về giáo dục, y tế, văn hóa, phát triển kinh tế... nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số từng bước ổn định cuộc sống, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn ở biên giới. Điển hình là sự thay đổi về đời sống vật chất và tinh thần của hơn 200 hộ đồng bào Khmer ở ấp Tầm Phô, xã Tân Đông, huyện Tân Châu tiếp giáp với biên giới Campuchia.


Phát huy truyền thống từ nghề rèn Phúc Sen (Quảng Hòa, Cao Bằng)

Nghề rèn đã có từ rất lâu đời, và gắn bó mật thiết với người Nùng An ở Phúc Sen (Quảng Hòa, Cao Bằng). Hiện xã Phúc Sen có 140 lò rèn với gần 250 lao động thường xuyên, chủ yếu là sản xuất nhỏ theo hộ gia đình hoặc liên kết thành lập Hợp tác xã. Sản phẩm rèn rất đa dạng như: Lưỡi cày, lưỡi cuốc, thuổng, mai, xẻng, dao, búa, rìu, cưa, đục, bào... Năm 2021, sản phẩm Dao Nông Sơn Phúc Sen (xóm Phia Chang, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa) được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao tỉnh Cao Bằng.


Người Jrai cúng thần rừng - giữ rừng thêm xanh

Nhằm tạ ơn Thần rừng đã che chở, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân làng, vừa qua, đồng bào Jrai ở xã Ia Pếch, huyện Ia Grai (Gia Lai) đã long trọng tổ chức Lễ cúng Thần rừng. Trước buổi lễ, dân làng chuẩn bị những vật phẩm ngon nhất để dâng lên Thần rừng.


Nhà làng - Di sản văn hóa độc đáo của người Cơ Tu

Huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) có 10 xã, trong đó 8 xã có chung đường biên giới với các huyện Đăk Chưng và Kạ Lừm, tỉnh Sê Kông (Lào). Tây Giang là vùng phân bố chủ yếu của hơn 14 thành phần dân tộc, trong đó người Cơ Tu chiếm hơn 95% dân số. Đây là vùng căn cứ cách mạng, giàu truyền thống văn hóa, tiêu biểu như Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh là Di tích Quốc gia đặc biệt. Cộng đồng người Cơ Tu bảo tồn khá nguyên vẹn các giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của dân tộc, nhất là nhà làng (Gươl), biểu tượng mang tính đoàn kết cộng đồng bền chặt.


Nghề dệt lanh trên cao nguyên đá Hà Giang

Đối với người Mông trên Cao nguyên đá Hà Giang, vải lanh là một biểu tượng văn hóa, giúp gắn kết con cháu với tổ tiên. Con gái Mông khi đến tuổi trưởng thành đều phải biết trồng lanh và dệt lanh.


“Lày cỏ" - nét văn hóa dân gian của người Tày, Nùng

Đồng bào các dân tộc Tày, Nùng ở tỉnh Cao Bằng có nhiều phong tục, tập quán, trong đó có trò chơi “Lày cỏ” được đông đảo bà con, nhất là thế hệ trẻ yêu thích. "Lày cỏ" là một hoạt động giao lưu, thường được tổ chức trong các dịp lễ, Tết, ngày vui, mang nét văn hóa dân gian đặc sắc.


Mèn mén – Món ăn độc đáo của người Mông (Hà Giang)

Mèn mén là món ăn của đồng bào Mông được làm từ hạt ngô. Bắp ngô được bóc vỏ, tách hạt, sau đó xay thành bột, lọc bỏ mày ngô và sạn. Tiếp đó, đổ bột vào nia, trộn cùng một chút nước vừa đủ rồi mang đi hấp. Mèn mén phải hấp hai lần hấp mới ngon. Khi thưởng thức mèn mén, nhai chậm, nhai càng kĩ càng thấy được hương vị đặc trưng: dẻo, thơm, đậm đà. Mèn mén được dùng trong bữa chính người Mông và ăn kèm cùng một bát canh.