Đặc tính của bông điên điển
Điên điển hay điền thanh thân tía, điền thanh bụi có tên khoa học là Sesbania sesban, là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae). Bông điên điển được xem là một loại rau ở miền đồng bằng Nam Bộ của Việt Nam. Người ta sử dụng nó làm dưa chua, nấu canh, làm gỏi trộn thịt gà. Cây này còn một tác dụng nữa là cải tạo đất khi sử dụng làm phân xanh, do rễ của nó cũng giống như rễ của các loài cây thuộc họ Đậu khác, có các vi khuẩn nốt sần cố định đạm sống cộng sinh. Là loài cây hoang dã nên nó dễ thích nghi với môi trường, có sức cạnh tranh mãnh liệt với sâu bệnh và các cây cỏ khác.
Điên điển thường được người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam, như Long An, Tiền Giang, Hậu Giang, Châu Đốc An Giang, Cần Thơ... sử dụng làm các món ăn như ăn sống, nhúng lẩu chua cá linh hay lẩu mắm kho, làm dưa chua (thường kết hợp với giá đỗ), ăn kèm bún mắm hoặc bún nước lèo, làm gỏi với tép đồng.
Công dụng của bông điên điển
Chữa giời leo (Zona): Dùng đọt non cây điên điển đâm với muối hạt, đắp lên chỗ da bị dời ăn liên tục vài giờ, rửa sạch. Mỗi ngày đắp 1 - 2 lần.
Bài thuốc bổ tim: Dùng bông điên điển bỏ cuống, chưng cách thủy với đường phèn, mỗi ngày ăn 100 - 200gr liên tục trong nhiều ngày.
Kích thích tiêu hóa, nhuận trường, giải nhiệt: Hoa điên điển rửa sạch, để ráo, cho vào hũ sành hoặc hũ thủy tinh. Lấy phần lắng trong của nước vo gạo pha với muối rồi đổ vào hũ ngập hoa. Dùng lá chuối hoặc lá môn rửa thật sạch, đậy kín hũ. Khoảng 3 ngày sau, hoa chua là ăn được. Dưa hoa điên điển ăn giòn, ngon miệng.
Chữa mụn nhọt: Dùng lá điên điển rửa sạch, giã nát với ít muối, đắp lên chỗ đau giúp bớt sưng và mau lành miệng.
Điều hòa kinh nguyệt: Dùng 12 - 16gr hạt điên điển khô sắc uống hằng ngày. Ngoài ra bông điên điển xào trứng là một món ăn vừa thơm ngon, bổ dưỡng, giải nhiệt, giải độc, có ích cho người suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, táo bón, đái tháo đường, trẻ em bị mụn nhọt.
Điên điển hay điền thanh thân tía, điền thanh bụi có tên khoa học là Sesbania sesban, là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae). Bông điên điển được xem là một loại rau ở miền đồng bằng Nam Bộ của Việt Nam. Người ta sử dụng nó làm dưa chua, nấu canh, làm gỏi trộn thịt gà. Cây này còn một tác dụng nữa là cải tạo đất khi sử dụng làm phân xanh, do rễ của nó cũng giống như rễ của các loài cây thuộc họ Đậu khác, có các vi khuẩn nốt sần cố định đạm sống cộng sinh. Là loài cây hoang dã nên nó dễ thích nghi với môi trường, có sức cạnh tranh mãnh liệt với sâu bệnh và các cây cỏ khác.
Bông điên điển không những là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng... |
Công dụng của bông điên điển
Chữa giời leo (Zona): Dùng đọt non cây điên điển đâm với muối hạt, đắp lên chỗ da bị dời ăn liên tục vài giờ, rửa sạch. Mỗi ngày đắp 1 - 2 lần.
... mà còn có tác dụng chữa bệnh diệu kỳ |
Kích thích tiêu hóa, nhuận trường, giải nhiệt: Hoa điên điển rửa sạch, để ráo, cho vào hũ sành hoặc hũ thủy tinh. Lấy phần lắng trong của nước vo gạo pha với muối rồi đổ vào hũ ngập hoa. Dùng lá chuối hoặc lá môn rửa thật sạch, đậy kín hũ. Khoảng 3 ngày sau, hoa chua là ăn được. Dưa hoa điên điển ăn giòn, ngon miệng.
Các bài thuốc từ bông điên điển giúp bổ tim, kích thích tiêu hóa... |
Điều hòa kinh nguyệt: Dùng 12 - 16gr hạt điên điển khô sắc uống hằng ngày. Ngoài ra bông điên điển xào trứng là một món ăn vừa thơm ngon, bổ dưỡng, giải nhiệt, giải độc, có ích cho người suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, táo bón, đái tháo đường, trẻ em bị mụn nhọt.
Theo langvietonline.vn