Truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ hi sinh trong trận đánh sân bay Biên Hòa

Truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ hi sinh trong trận đánh sân bay Biên Hòa
Hài cốt các liệt sĩ được quàn tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Sỹ Tuyên - TTXVN
Hài cốt các liệt sĩ được quàn tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Đồng Nai.
Ảnh: Sỹ Tuyên - TTXVN

Dự lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Đồng Nai còn có nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tiễn đưa hài cốt liệt sĩ đến nơi an táng. Ảnh: Sỹ Tuyên - TTXVN
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tiễn đưa hài cốt liệt sĩ đến nơi an táng. Ảnh: Sỹ Tuyên - TTXVN

Đọc điếu văn tại lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ, ông Lê Văn Dành - Bí thư Thành ủy Biên Hòa nhấn mạnh: Trong hai cuộc trường chinh của dân tộc, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đã không tiếc tuổi thanh xuân, hy sinh, cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Sự hy sinh đó đã tô thắm lá cờ vinh quang của Tổ quốc, để đất nước được nở hoa độc lập, kết trái tự do, cho đồng bào ta có cuộc sống ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay. Biên Hòa nói chung và sân bay Biên Hòa nói riêng là một mặt trận trọng điểm, có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, đồng thời cũng là chiến trường ác liệt của miền Đông Nam bộ, án ngữ phía Đông Bắc Sài Gòn, là nơi tiếp giáp với trung tâm đầu não của chính quyền ngụy quyền Sài Gòn.

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiễn đưa hài cốt liệt sĩ đến nơi an táng. Ảnh: Sỹ Tuyên - TTXVN
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiễn đưa hài cốt liệt sĩ đến nơi an táng. Ảnh: Sỹ Tuyên - TTXVN

Trong trận tập kích vào căn cứ sân bay Biên Hòa của Mỹ - Ngụy rạng sáng 31/1/1968, bộ đội ta gồm có Trung đoàn 4, Trung đoàn 5, thuộc Sư đoàn Bộ binh 5 phối hợp với Tiểu đoàn đặc công U1 Biên Hòa. Đây là trận đánh có ý nghĩa quan trọng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân, dân ta trong Tết Mậu Thân 1968 nhằm tiêu hao sinh lực địch, đồng thời phá hủy căn cứ hậu cần kỹ thuật, máy bay địch. Tuy nhiên do tương quan lực lượng, phương tiện khí tài của ta còn hạn chế, lực lượng chưa tương đồng, nên dưới làn mưa bom bão đạn của quân thù, nhiều chiến sĩ của ta đã anh dũng hy sinh.

Nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tiễn đưa hài cốt đến nơi an táng. Ảnh: Sỹ Tuyên - TTXVN
 Nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tiễn đưa hài cốt đến nơi an táng. Ảnh: Sỹ Tuyên - TTXVN

Qua các nguồn tin của cựu chiến binh, cùng với sự hỗ trợ của hai cựu binh Mỹ đã từng tổ chức hố chôn tập thể liệt sĩ tại sân bay Biên Hòa, Ban Chỉ đạo 1237 của tỉnh Đồng Nai đã tổ chức tìm kiếm hài cốt liệt sĩ. Theo cứ liệu lịch sử trận đánh Tết Mậu Thân 1968 và nguồn thông tin của các của các cựu chiến binh, lực lượng trực tiếp đánh vào sân bay Biên Hòa, trong trận đánh này có hàng trăm cán bộ, chiến sĩ hy sinh ở cả trong và ngoài hàng rào phía Đông sân bay Biên Hòa. Trong khi đó, theo thông tin của hai cựu binh Mỹ từng trực tiếp tổ chức hố chôn tập thể tại sân bay Biên Hòa vào thời điểm đó có 150 thi thể bộ đội được chôn cất tại đây.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng tiễn đưa hài cốt liệt sĩ đến nơi an táng. Ảnh: Sỹ Tuyên - TTXVN
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng tiễn đưa hài cốt liệt sĩ đến nơi an táng. Ảnh: Sỹ Tuyên - TTXVN

Đại tá Mai Xuân Chiến - Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự Đồng Nai cho biết, qua công tác xác minh và phối hợp tìm kiếm danh tính, đơn vị của các liệt sĩ, có 23 tỉnh, thành phố trong cả nước đã xác minh được 72 trường hợp có danh sách liệt sĩ do địa phương quản lý trùng hợp; trong đó có có 6 liệt sĩ không còn thân nhân và 66 liệt sĩ có thân nhân.

Đồng chí Lê Hồng Anh, nguyên Thường trực Ban Bí thư tiễn đưa hài cốt liệt sĩ đến nơi an táng. Ảnh: Sỹ Tuyên - TTXVN
Đồng chí Lê Hồng Anh, nguyên Thường trực Ban Bí thư tiễn đưa hài cốt liệt sĩ đến nơi an táng. Ảnh: Sỹ Tuyên - TTXVN

Tại lễ truy điệu, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã thắp hương thành kính tỏ lòng biết ơn sự hy sinh, mất mát của các liệt sĩ và gia đình liệt sĩ. Sau nghi thức làm làm lễ và dâng hương, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Quân đội và tỉnh Đồng Nai đã cùng với gia đình, thân nhân liệt sĩ nâng từng quách, đưa hài cốt liệt sĩ đến nơi an táng.

Nghi thức đưa hài cốt liệt sĩ vào phần mộ tập thể tại nghĩa trang liệt sĩ Đồng Nai. Ảnh: Sỹ Tuyên - TTXVN
Nghi thức đưa hài cốt liệt sĩ vào phần mộ tập thể tại nghĩa trang liệt sĩ Đồng Nai. Ảnh: Sỹ Tuyên - TTXVN

Trước đó, từ nhiều nguồn thông tin của các cựu chiến binh, đặc biệt thông tin từ một bức ảnh và dòng bình luận được đưa lên mạng Internet về hố chôn tập thể bộ đội Việt Nam trong sân bay Biên Hòa của hai cựu binh Mỹ từng tổ chức hố chôn tập thể trong sân bay Biên Hòa vào năm 1968, Ban chỉ đạo 1237 tỉnh Đồng Nai đã tổ chức tìm kiếm từ ngày 18/3/2017; ngày 13/4/2017, các đơn vị tìm kiếm đã phát hiện hố chôn tập thể hài cốt liệt sĩ tại khu vực vườn tràm, nằm ở hướng Đông sân bay Biên Hòa. Tại đây, đơn vị tìm kiếm đã quy tập được nhiều xương, hài cốt và các kỷ vật của các liệt sĩ và sau đó đưa về yên nghỉ tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Đồng Nai.
Sỹ Tuyên

Có thể bạn quan tâm