Nỗ lực bảo tồn nét văn hóa của người Chu Ru

Nỗ lực bảo tồn nét văn hóa của người Chu Ru
Đi qua mấy cánh đồng lúa ở thôn K’Lót thuộc xã Tu Tra (huyện Đơn Dương) chúng tôi đã đến được nhà của già Ya Loan. Ngày không phải lên lớp, già  ở nhà cùng vợ chăm chút vườn cà chua, vườn chanh leo của gia đình. Vẫn vẹn nguyên phong thái của người thầy từng đứng lớp cấp tiểu học, già Ya Loan kể về việc dạy tiếng Chu Ru một cách chậm rãi và chân thành. Già Ya Loan chia sẻ, già muốn lưu giữ và phổ biến chữ viết của người Chu Ru không chỉ cho con em trong làng mà cả những cán bộ địa phương nữa nên đã nhận lời đứng lớp khi có đề nghị, già Ya Loan cho biết. 
 
Anh Ya Si Môn, đang tự học chữ Churu, thỉnh thoảng lại nhờ già làng chỉ bảo. Ảnh: baolamdong.vn
Anh Ya Si Môn, đang tự học chữ Churu, thỉnh thoảng lại nhờ già làng chỉ bảo. Ảnh: baolamdong.vn

Từng là giáo viên tiểu học, đến năm 1980, già Ya Loan xin nghỉ công tác. Đến năm 2005, già được mời đi thỉnh giảng các lớp dạy tiếng Chu Ru cho cán bộ, giáo viên… do tỉnh Lâm Đồng tổ chức. Trong những năm qua đã có nhiều khóa đào tạo của già làng Ya Loan được hoàn thành với hàng trăm cán bộ, công chức được phổ cập tiếng Chu Ru. 

Phó Chủ tịch UBND xã Tu Tra Đinh Văn Hoàng cho biết: Già Ya Loan dạy rất dễ hiểu. Già luôn tận tình hướng dẫn học viên trong suốt quá trình học để sau khi tốt nghiệp ai cũng có thể giao tiếp bằng tiếng Chu Ru với người bản địa. 

Mỗi khoá học tiếng Chu Ru thường kéo dài 5 tháng, được tổ chức ở trung tâm huyện, thành phố Đà Lạt, cách nhà hàng chục km nhưng già Ya Loan vẫn cần mẫn đi về. Theo già Ya Loan, để dạy được tiếng Chu Ru, già và nhiều già làng, cán bộ văn hóa đã dày công biên soạn những bộ sách, giáo án giảng dạy cho phù hợp. Tất cả những tài liệu phải gắn với kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, thật dễ hiểu và thực hành. 

Không chỉ dạy tiếng Chu Ru cho cán bộ người Kinh, già Ya Loan còn tham gia nghiên cứu, biên soạn từ điển Việt - Chu Ru, phục vụ công tác giảng dạy và cung cấp cho con em trong buôn làng. Cuốn từ điển gồm 10 ngàn từ phổ biến, thông dụng và cả những từ ít dùng trong đời sống, sinh hoạt của người Chu Ru. Già lý giải, cuốn từ điển này sẽ giúp người dân trong buôn làng nhớ được chữ viết của dân tộc mình, nhất là những người trẻ tuổi. 

Anh Ya Si Môn (30 tuổi, thôn Ma Đanh, xã Tu Tra) cho biết: Dù không học trực tiếp nhưng anh vẫn ưu ái gọi già Ya Loan là thầy bởi già đã giúp anh hiểu thêm về ngôn ngữ của dân tộc mình. Nhiều bạn trẻ như  anh thường chỉ nói được tiếng Chu Ru nhưng không am hiểu về chữ viết, ngữ pháp nên việc đọc thêm từ điển song ngữ Việt - Chu Ru là rất hữu ích. 

Cuối năm 2017, già Ya Loan đã vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tại lễ Tuyên dương người có uy tín, nhân sỹ trí thức, doanh nhân dân tộc thiểu số tiêu biểu toàn quốc 2017. 

Già Ya Loan cho biết già  đang cùng một số trí thức biên soạn bộ từ điển song ngữ Chu Ru - Việt, phục vụ mọi người. "Mục đích cuối cùng là góp phần bảo tồn nét văn hoá của dân tộc, đặc biệt là bảo tồn chữ viết và ngôn ngữ của người Chu Ru”, già Ya Loan tâm sự.
Nguyễn Dũng 
TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Phát huy di sản văn hóa phi vật thể Võ cổ truyền Bình Định

Phát huy di sản văn hóa phi vật thể Võ cổ truyền Bình Định

Ngày 5/1, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định), Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định, Viện nghiên cứu văn hóa (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể và Võ cổ truyền Việt Nam”, với sự tham gia của 58 nhà khoa học trong nước và quốc tế cùng đông đảo đại biểu Trung ương, địa phương.

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật “Lửa ấm cao nguyên”

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật “Lửa ấm cao nguyên”

Tối 4/1, tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột, Bộ Công an phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật “Người truyền lửa” với chủ đề “Lửa ấm cao nguyên”. Chương trình được tổ chức nhân dịp Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025); hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2025).

Chương trình "Quà tặng của nhân gian" - Nơi hội tụ sáng tạo độc đáo của các nghệ nhân

Chương trình "Quà tặng của nhân gian" - Nơi hội tụ sáng tạo độc đáo của các nghệ nhân

Nhằm giới thiệu những nghệ nhân là tinh hoa của các địa phương cùng những sáng tạo độc đáo của họ, ngày 2/1, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội đã diễn ra chương trình đặc biệt Quà tặng của nhân gian, với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước. Chương trình kéo dài đến hết ngày 5/1.

Hấp dẫn Phiên chợ vùng cao – Chào năm mới 2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Hấp dẫn Phiên chợ vùng cao – Chào năm mới 2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 31/12/2024 đến ngày 1/1/2025, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ( Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra Phiên chợ vùng cao đặc sắc với chủ đề “Chào năm mới 2025”, tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc và thu hút đông đảo khách du lịch tham quan và trải nghiệm văn hoá.

Tết sớm trên những bản làng thoát nghèo ở vùng cao A Lưới

Tết sớm trên những bản làng thoát nghèo ở vùng cao A Lưới

Kết thúc mùa màng bội thu cũng là lúc đồng bào dân tộc huyện miền núi A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế) dựng cây nêu, nô nức đón chào ngày hội lớn - lễ hội ADa Koonh. Lễ hội năm nay trở nên đặc biệt hơn khi A Lưới chính thức thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo quốc gia giai đoạn 2022 - 2025. Không khí lễ hội, hân hoan đón Tết tràn ngập mọi nẻo đường và bản làng.

Các hoạt động tháng 1 với chủ đề “Xuân về trên bản làng” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Các hoạt động tháng 1 với chủ đề “Xuân về trên bản làng” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 1 đến 31/1/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động tháng 1 với chủ đề “Xuân về trên bản làng” giới thiệu các hoạt động truyền thống đón Tết cổ truyền đặc trưng của các dân tộc.

Bà Trương Thị Lê - Người gìn giữ hồn tiếng nói và văn hóa dân tộc Sán Dìu

Bà Trương Thị Lê - Người gìn giữ hồn tiếng nói và văn hóa dân tộc Sán Dìu

Bà Trương Thị Lê là một gương mặt tiêu biểu trong cộng đồng dân tộc Sán Dìu tại phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh. Với tấm lòng nhiệt huyết, bà đã có nhiều đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, đặc biệt là việc truyền dạy ngôn ngữ Sán Dìu, tiếng hát Soọng Cô cho thế hệ trẻ.

Khai mạc Liên hoan Ẩm thực Quảng Ninh 2024

Khai mạc Liên hoan Ẩm thực Quảng Ninh 2024

Tối 26/12, Liên hoan Ẩm thực Quảng Ninh 2024 với chủ đề "Quảng Ninh - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực" chính thức khai mạc tại Quảng trường Sun Carnival Plaza, thành phố Hạ Long.

Thành phố Hồ Chí Minh rộn ràng đón Giáng sinh năm 2024

Thành phố Hồ Chí Minh rộn ràng đón Giáng sinh năm 2024

Những ngày này, người dân Thành phố Hồ Chí Minh hân hoan chào đón một mùa Giáng sinh an lành, ấm áp với hy vọng một năm mới đạt nhiều thành tựu kinh tế-xã hội, có nhiều sự đột phá về chính sách, cơ chế đặc thù cho sự phát triển Thành phố.

Tôn vinh nét đẹp cổ phục Việt

Tôn vinh nét đẹp cổ phục Việt

Ngày 24/12, tại Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Cố đô Hoa Lư, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình diễn ra chương trình "Hoa Lư bộ hành - Đại Cồ Việt y quan" nhằm lan tỏa hình ảnh cổ phục Việt Nam tới đông đảo nhân dân và du khách.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Ngày 23/12, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tổng kết, trưng bày, trình diễn mô hình kết nối di sản “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk”.

Các hoạt động “Chào năm mới 2025” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Các hoạt động “Chào năm mới 2025” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Trong hai ngày 31/12/2024 - 1/1/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động “Chào năm mới 2025” nhằm giới thiệu những nét văn hóa đầu xuân với các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán, góp phần bảo tồn, phát huy, quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ cùng phát triển dịp đầu năm mới 2025.

Hướng đi riêng cho dòng tranh thêu nghệ thuật cao cấp Minh Lãng

Hướng đi riêng cho dòng tranh thêu nghệ thuật cao cấp Minh Lãng

Nghề thêu ở xã Minh Lãng (huyện Vũ Thư, Thái Bình) có từ khá sớm, khoảng 200 năm về trước. Những năm gần đây do khó khăn về thị trường, nghề thêu truyền thống ở Minh Lãng bị mai một dần. Để giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, nghệ nhân Nguyễn Cao Bính (thôn Bùi Xá, xã Minh Lãng) luôn tâm huyết và tìm hướng đi riêng bằng dòng tranh thêu nghệ thuật cao cấp.

Đua ghe Ngo là một trong những nội dung hấp dẫn của lễ hội Oóc Om Bóc, một trong 3 lễ hội lớn của người Khmer, bên cạnh Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây và lễ cúng ông bà Sen Đôn-ta. Ảnh: An Hiếu

Khám phá nét độc đáo qua Lễ hội đua ghe Ngo truyền thống của đồng bào Khmer Sóc Trăng

Đối với đồng bào Khmer Sóc Trăng, chiếc ghe Ngo có vị trí vô cùng quan trọng, được xem là vị thần bảo vệ sự bình yên, là hiện thân của tình đoàn kết và sức mạnh thôn xóm. Ðua ghe Ngo ở Sóc Trăng ngày nay đã trở thành một lễ hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, một hoạt động văn hóa chung của cộng đồng, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống…

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Nằm trong vùng núi cao của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, xã Hang Kia và Pà Cò là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Mông, một dân tộc có nền văn hóa lâu đời với những giá trị truyền thống đặc sắc. Trong đó, nghề dệt, thêu thổ cẩm là một phần quan trọng trong đời sống của người dân nơi đây.