Khai mạc Lễ hội Du lịch thác Bản Giốc năm 2018

Khai mạc Lễ hội Du lịch thác Bản Giốc năm 2018
Chương trình biểu diễn nghệ thuật hát then đàn tính trong đêm khai mạc Lễ hội Du lịch thác Bản Giốc lần thứ II năm 2018. Ảnh: Quốc Đạt - TTXVN
Chương trình biểu diễn nghệ thuật hát then đàn tính trong đêm khai mạc Lễ hội Du lịch thác Bản Giốc lần thứ II năm 2018. Ảnh: Quốc Đạt - TTXVN

Lễ hội Du lịch thác Bản Giốc lần thứ II năm 2018 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh quê hương, vùng đất, con người với những nét văn hóa đặc sắc gắn với tâm linh của huyện Trùng Khánh đến với bạn bè trong nước và quốc tế, đồng thời đẩy mạnh hoạt động quảng bá tiềm năng du lịch của địa phương, thu hút khách du lịch đến với Bản Giốc.

Nhiều du khách về thăm thác Bản Giốc trong ngày lễ hội. Ảnh: Quốc Đạt -TTXVN
Nhiều du khách về thăm thác Bản Giốc trong ngày lễ hội.
Ảnh: Quốc Đạt -TTXVN

Thác Bản Giốc là một trong những thác nước tự nhiên hùng vĩ được xếp vào top 10 thác nước hùng vỹ nhất thế giới do Tạp chí Touropia bình chọn; top 5 thác nước đẹp hùng vỹ mang nhiều huyền thoại do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam bình chọn. Gắn liền cảnh đẹp thác Bản Giốc còn có hệ thống hang động núi đá mà trung tâm là Động Ngườm Ngao với nhiều truyền thuyết và bản sắc văn hóa độc đáo của người dân bản địa. Hệ thống này đóng góp một phần quan trọng cho sự đa dạng, phong phú, độc đáo của cảnh quan Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng.

Đua thuyền Kayak trong Lễ hội du lịch thác Bản Giốc. Ảnh: Quốc Đạt -TTXVN
Đua thuyền Kayak trong Lễ hội du lịch thác Bản Giốc.
Ảnh: Quốc Đạt -TTXVN

Lễ hội Du lịch thác Bản Giốc lần thứ II năm 2018 nằm trong chuỗi các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Cao Bằng năm 2018, nhằm đẩy mạnh thực hiện Chương trình trọng tâm của Tỉnh ủy Cao Bằng về phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020. 

Đua xe đạp địa hình trong Lễ hội du lịch thác Bản Giốc. Ảnh: Quốc Đạt -TTXVN
Đua xe đạp địa hình trong Lễ hội du lịch thác Bản Giốc.
Ảnh: Quốc Đạt -TTXVN

Lễ hội diễn ra trong 2 ngày 13 và 14/10 với nhiều hoạt động như triển lãm ảnh về cảnh đẹp và con người quê hương Trùng Khánh; biểu diễn múa rồng, múa lân, hát giao duyên; thi đấu thể thao với các trò chơi dân gian kéo co, tung còn, lày cỏ (một trò chơi dân gian truyền thống của địa phương), đẩy gậy, bịt mắt bắt vịt, bóc hạt dẻ...; thi nấu ăn “mâm cơm đãi khách”; thi sáng tác vẽ tranh về thác Bản Giốc; đua xe đạp địa hình quốc tế; thi chèo thuyền Kazắc trên sông Quây Sơn; trưng bày gian hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương, gian hàng ẩm thực...

Lễ hội có sự tham gia giao lưu văn nghệ của 2 huyện Tịnh Tây, Đại Tân, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) với chủ đề nâng tầm hợp tác hữu nghị truyền thống giữa các địa phương của tỉnh Cao Bằng (Việt Nam) và Quảng Tây (Trung Quốc).
Quốc Đạt

Có thể bạn quan tâm