Hạt dẻ là một sản phẩm đặc sản đặc hữu của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Giá trị kinh tế do cây dẻ mang lại có thể lên tới hơn 200 triệu đồng/ha, là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao nhất ở tỉnh Cao Bằng. Thế nhưng, tiềm năng kế to lớn của cây hạt dẻ vẫn chưa được khai thác đáng kể. Cao Bằng có nguy cơ đánh mất thương hiệu khi hạt dẻ Trung Quốc tràn lan trên thị trường.
Trong hai ngày qua, dù trên địa bàn tỉnh Cao Bằng không còn mưa to nhưng tại một số địa phương, mực nước tiếp tục dâng cao. Toàn tỉnh còn 7 xóm bị cô lập do ngập lụt. Lực lượng chức năng địa phương đang chủ động, tích cực khắc phục hậu quả thiên tai.
Đêm 17 và rạng sáng 18/4 trên địa bàn các huyện Hà Quảng, Bảo Lâm, Hòa An, Hạ Lang, Quảng Hòa, Trùng Khánh và thành phố Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng ) xảy ra dông, lốc gây thiệt hại về nhà ở và hoa màu của nhân dân.
Ngày 24/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1486/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ngày 7/10, tại Khu du lịch thác Bản Giốc (huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) đã diễn ra Chương trình hát Then, đàn Tính năm 2023 với sự tham gia của 1.000 người.
Ngày 30/3, UBND huyện Trùng Khánh (tỉnh Cao Bằng) tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia địa điểm Đài Tiếng nói Việt Nam tại hang Ngườm Chiêng và Danh lam thắng cảnh Mắt thần núi, huyện Trùng Khánh.
Làng đá cổ Khuổi Ky nằm trong quần thể khu du lịch thác Bản Giốc tại xã Đàm Thủy (Trùng Khánh, Cao Bằng) với 14 hộ dân tộc Tày sinh sống. Nơi đây, nổi tiếng với những ngôi nhà sàn làm bằng đá, vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, mang dấu ấn thời nhà Mạc khi lên vùng đất Cao Bằng xây dựng thành quách. Tất cả tạo nên nét cổ kính, nhuốm màu huyền thoại của ngôi làng vùng biên viễn.
Hạt dẻ Trùng Khánh là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Cao Bằng. Nhằm phát huy thế mạnh và nâng cao giá trị kinh tế của loại cây này, tỉnh Cao Bằng đã có nhiều giải pháp mở rộng diện tích trồng cây dẻ. Tỉnh xác định từ nay đến năm 2030 sẽ hình thành vùng sản xuất cây dẻ tại huyện Trùng Khánh với quy mô lên tới 1.000 ha.
Phong Nậm là một xã của huyện Trùng Khánh (Cao Bằng), được rất nhiều du khách yêu thích bởi vẻ đẹp hữu tình và thơ mộng. Nhìn từ trên cao, Phong Nậm giống như một mảnh lụa trải dài bất tận với những mảng màu tuyệt đẹp, dòng sông Quây Sơn trở thành điểm nhấn để bức tranh thiên nhiên thêm phần ấn tượng.
Ngày 6/7, Đoàn chuyên gia mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO đã làm việc với UBND tỉnh Cao Bằng, đánh giá khảo sát hoạt động Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng.
Ngày 18/3, Tỉnh ủy Cao Bằng tổ chức hội nghị công bố Quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về sáp nhập Đảng bộ huyện Trà Lĩnh vào Đảng bộ huyện Trùng Khánh, thành Đảng bộ huyện Trùng Khánh.
Hai ngày sau đợt động đất gần nhất xảy ra chiều 28/11, người dân xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng vẫn chưa hết hoang mang lo sợ. Cuộc sống của người dân nơi đây đang gặp nhiều khó khăn, cần được chính quyền hỗ trợ.
Từ ngày 2 đến 6-10-2019, tại thành phố Cao Bằng và huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch nhân kỷ niệm 520 năm thành lập tỉnh (1499- 2019) và 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2019).
Những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có sức lan tỏa sâu rộng, tạo ra nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả ở cơ sở; góp phần tích cực trong việc khơi dậy và phát huy sức dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Xác định dẻ là cây trồng thế mạnh mang lại giá trị kinh tế cao, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đồng bào mở rộng diện tích trồng cây dẻ và coi đây là một trong những loại cây trồng, vật nuôi, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Trưa 30/8, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Trần Vĩnh Tuyến đã tiếp Thị trưởng thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc) Tang Liangzhi (Đường Lương Trí) và ký Biên bản thỏa thuận thiết lập quan hệ thành phố hữu nghị giữa Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Trùng Khánh.
Ngày 30/3, tại tỉnh Cao Bằng, Trung tâm Địa môi trường và Tổ chức Lãnh thổ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng đã tổ chức Hội thảo khoa học “Mở rộng và nâng hạng cấp quốc gia Khu Bảo tồn loài và sinh vật cảnh Vượn Cao Vít Trùng Khánh”. Tham dự có đông đảo các nhà quản lý địa phương, các nhà khoa học thuộc Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.
Trùng Khánh là huyện biên giới nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Cao Bằng, cách thành phố Cao Bằng khoảng 60 km. Sở hữu phong cảnh tươi đẹp và nhiều điểm du lịch hấp dẫn như: thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao..., Trùng Khánh có tiềm năng và cơ hội lớn để phát triển du lịch…
Tối 26/1, tại các huyện biên giới Trùng Khánh và Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức chương trình “Xuân biên giới năm 2018”.
Nghề làm tương mạch (tương lúa mì) ở huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) đã có từ lâu đời. Đến nay, người dân nơi đây vẫn giữ nghề truyền thống của tổ tiên để lại như lưu giữ một nét văn hóa ẩm thực độc đáo của quê hương.
Những năm gần đây, nhiều loại gạo nếp đặc sản của tỉnh Cao Bằng được người tiêu dùng biết đến rộng rãi. Các loại gạo nếp đặc sản này bước đầu khẳng định được chất lượng, danh tiếng với người tiêu dùng.
Huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Tuy nhiên, những tiềm năng này vẫn chưa được đánh thức, khai thác và mang lại hiệu quả rõ rệt. Xác định rõ tiềm năng, lợi thế du lịch, huyện Trùng Khánh đang xây dựng chiến lược phát triển, kêu gọi đầu tư nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
Cọn nước (hay gọi là guồng nước) là một trong những hình ảnh thân thuộc mà du khách thường bắt gặp trong hành trình tham quan, khám phá các vùng đất ở Cao Bằng. Hình ảnh những chiếc cọn nước bình dị, dân dã không đơn thuần chỉ là một công trình thủy lợi mà đã trở thành một nét văn hóa độc đáo của nhân dân các dân tộc nơi đây, góp phần làm nên vẻ đẹp thơ mộng, hữu tình của miền non nước.
Chùa Phật tích Trúc lâm Bản Giốc tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng là ngôi chùa đầu tiên trên mảnh đất biên cương phía Bắc của Tổ quốc, chùa được xây dựng trên diện tích 3ha, tựa vào núi Phia Nhằm, hướng chính nhìn ra toàn cảnh thác Bản Giốc.
Những ngày cuối năm, có dịp trở lại huyện Trùng Khánh (Cao Bằng), ai cũng có thể nhận thấy sự đổi thay rõ rệt trên mảnh đất này. Không khí ấm áp của mùa xuân đang đem đến những sắc màu tươi mới cho vùng biên cương của Tổ quốc.