Chiếc ná của người Cơ - tu

Chiếc ná của người Cơ - tu
Theo quan niệm của người Cơ-tu, chiếc ná là vật dụng thiêng liêng, tượng trưng cho khả năng chinh phục thiên nhiên và sức mạnh của người  đàn  ông.  Đàn  ông  Cơ-tu  không  biết  sử dụng ná coi như chưa trưởng thành, không được xã hội tôn trọng.
 
Đã bao đời nay, người Cơ-tu sử dụng chiếc ná để bảo vệ chính mình và bản làng
Đã bao đời nay, người Cơ-tu sử dụng chiếc ná để bảo vệ chính mình và bản làng 

Ná có hai loại, được phân biệt theo chiều dài cánh  ná.  Thân  ná  làm  bằng  gỗ  cứng  như:  rọi, cẩm  lai…  còn  cánh  ná  sử  dụng  loại gỗ  có  tính đàn hồi cao như gỗ cau. Khi chế tác, người Cơ-tu dùng con dao nhỏ đẽo gọt tỉ mỉ để tạo dáng cho chiếc ná.

 
Già làng Cơlâu Blao ở thôn Voòng, xã Tr'Hy, huyện Tây Giang (Quảng Nam) đã có hơn 60 năm gắn bó với chiếc ná
Già làng Cơlâu Blao ở thôn Voòng, xã Tr'Hy, huyện Tây Giang (Quảng Nam) đã có hơn 60 năm gắn bó với chiếc ná 

Đồng bào Cơ-tu luôn có ý thức bảo tồn văn hóa truyền thống, trong đó có việc giữ gìn “vẻ đẹp” của chiếc ná. Vào dịp lễ mừng lúa mới, khánh thành Gươl…, đồng bào Cơ-tu thường tổ chức thi bắn, thi chế tác ná để thế hệ trẻ hiểu hơn về một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình.

 
Già làng Cơlâu Năm ở thôn Pơh Ning, xã Lăng, huyện Tây Giang (Quảng Nam) truyền dạy cách bắn ná cho lớp trẻ trong thôn
Già làng Cơlâu Năm ở thôn Pơh Ning, xã Lăng, huyện Tây Giang (Quảng Nam) truyền dạy cách bắn ná cho lớp trẻ trong thôn
Tái hiện một cuộc đi săn của đồng bào Cơ-tu
Tái hiện một cuộc đi săn của đồng bào Cơ-tu
Báo in, tháng 7/2016

Có thể bạn quan tâm