Cà Mau bảo tồn, phát triển rừng quý hiếm

Cà Mau bảo tồn, phát triển rừng quý hiếm
Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau nhìn từ trên cao. Nguồn ảnh: baotainguyenmoitruong.vn
Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau nhìn từ trên cao. Nguồn ảnh: baotainguyenmoitruong.vn

Trong đó có 3 loại rừng chính: Rừng ngập mặn (rừng đước) có diện tích khoảng 54.000 ha, tập trung chủ yếu vào các huyện như Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi và Phú Tân; Rừng ngập lợ (rừng tràm U Minh Hạ) có tổng diện tích khoảng 37.000 ha, tập trung vào các huyện U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình. Ngoài ra, tại một số đảo như đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc cũng có cây rừng với diện tích khoảng vài trăm ha.

Rừng Cà Mau độc đáo và có giá trị đặc biệt hiếm có nơi nào sánh kịp, trong đó, có vườn quốc gia Mũi Cà Mau, vườn quốc gia U Minh Hạ và rừng phòng hộ ven biển Tây đã được UNESCO công nhận là khu Dự trữ sinh quyển thế giới. Đặc biệt, riêng vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã được công nhận là khu Ramsar của thế giới vào năm 2013.

Do tài nguyên phong phú của rừng nên rừng Cà Mau luôn đứng trước nhiều áp lực, tác động tới sự tồn tại của rừng như áp lực chặt phá rừng để nuôi tôm, tình trạng sạt lở đe dọa rừng phòng hộ ven biển, tình trạng cháy rừng tràm trong mùa khô…

Nhằm bảo tồn và phát triển rừng có giá trị quý hiếm trước mắt cũng như về lâu dài, chính quyền địa phương đã chủ động, tích cực triển khai các giải pháp đồng bộ, trong đó chú trọng tuyên truyền, quảng bá nâng cao ý thức bảo vệ rừng của cộng đồng; đổi mới mô hình quản lý rừng theo chủ trương của chính phủ; làm tốt việc quy hoạch và phát triển rừng đến năm 2020; tích cực trồng mới rừng, ưu tiên trồng rừng tràm và rừng phòng hộ ven biển.

Bên cạnh đó, địa phương còn chú trọng hợp lý hóa các chính sách, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia trồng rừng gắn với sản xuất, kinh doanh rừng kinh tế, đầu tư nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu; tăng cường quản lý rừng đước, trong đó có rừng phòng hộ ven biển, tập trung phòng chống cháy cũng như xâm mặn diện tích rừng tràm U Minh Hạ.

Đồng thời, Cà Mau đang từng bước quy hoạch nhằm ổn định dân cư hiện sinh sống trong lâm phần, tiến tới từng bước ổn định cuộc sống cho người dân; xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm chính sách bảo vệ và phát triển rừng ./.
Trần Thành Nên 

Có thể bạn quan tâm