Kiên Giang tăng cường nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Khmer

Kiên Giang tăng cường nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Khmer

Thi công xây dựng bờ kè ở xã đảo Tiên Hải (Kiên Giang). Ảnh : Lê Huy Hải - TTXVN
Thi công xây dựng bờ kè ở xã đảo Tiên Hải (Kiên Giang).
Ảnh : Lê Huy Hải - TTXVN

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang Đặng Tuyết Em nhấn mạnh: Tỉnh tập trung xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường nguồn lực chăm lo phát triển toàn diện kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào dân tộc Khmer, từng bước giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo chuyển biến rõ nét ở vùng đồng bào dân tộc Khmer.

Tỉnh Kiên Giang tiếp tục tuyên truyền, quán triệt và nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng và hệ thống chính trị về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc Khmer; tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, từng bước giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc Khmer. Cụ thể là tỉnh huy động mọi nguồn lực thực hiện các đề án phát triển toàn diện kinh tế - xã hội các xã biên giới, nhất là vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Bên cạnh đó, tỉnh đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp, thích ứng biến đổi khí hậu; quan tâm giải quyết vấn đề đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc Khmer. Kiên Giang cũng thực hiện có hiệu quả xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer từ 1,5 - 2%/năm, đến năm 2020 giảm còn dưới 8% và giảm dần xã đặc biệt khó khăn.

Cùng với đó, tỉnh Kiên Giang đẩy mạnh đầu tư phát triển văn hóa - xã hội ở vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer, thực hiện tốt các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số về văn hóa - xã hội. Phấn đấu đến năm 2020, Kiên Giang cơ bản xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc Khmer, giảm thiểu tỷ lệ trẻ em bỏ học ở các cấp, nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường dân tộc nội trú, hỗ trợ dạy và học chữ Khmer gắn với bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Khmer. Tỉnh đầu tư nâng cao chất lượng các cơ sở y tế, nhất là trạm y tế xã, đội ngũ y sĩ, bác sĩ, y tá là người dân tộc Khmer.

Tiếp đến, tỉnh tập trung đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở, quan tâm công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer, duy trì phát triển các lễ hội văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc; quan tâm bảo vệ di sản văn hóa chùa chiền dân tộc Khmer kết hợp đầu tư xây dựng nhà văn hóa vùng đồng bào dân tộc.

Tỉnh Kiên Giang thực hiện tốt công tác vận động quần chúng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong vùng đồng bào dân tộc Khmer; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer. Tỉnh đặc biệt đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer, an ninh biên giới.

Ông Danh Ngọc Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang cho biết: kinh tế - xã hội, đời sống đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh tiếp tục ổn định và có bước nâng lên. Đồng bào an tâm lao động sản xuất, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Các chương trình, dự án, chính sách dân tộc được triển khai thực hiện khá hiệu quả; các chính sách an sinh xã hội được quan tâm; thực hiện tốt chính sách hỗ trợ cho các hộ nghèo, gia đình chính sách, người có uy tín, các chức sắc là người dân tộc trong dịp lễ, tết của đồng bào các dân tộc thiểu số. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định; khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được giữ vững và phát huy.

Năm 2017, tỉnh hỗ trợ hơn 10 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng các xã chương trình 135; dành gần 3 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo. Kiên Giang đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho đồng bào dân tộc thiểu số hơn 62 tỷ đồng. Năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số còn 10,5%, giảm 3,3% so với năm 2016. Hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn còn hơn 16% giảm 4,1% so với năm 2016.

Cùng với đó, UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt Đề án thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh, với kinh phí hỗ trợ để thực hiện các chính sách trên 135 tỷ đồng.

Lê Huy Hải

Có thể bạn quan tâm

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh vào trường nội trú ở 11 huyện miền núi Thanh Hóa

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh vào trường nội trú ở 11 huyện miền núi Thanh Hóa

Ngày 16/1, thông tin từ Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa, đơn vị vừa có công văn gửi 11 huyện miền núi của tỉnh đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy các huyện chỉ đạo kiểm tra công tác tuyển sinh vào lớp 6 trường trung học phổ thông dân tộc nội trú - trung học cơ sở từ năm học 2021 - 2022 đến nay.

Tinh gọn bộ máy: Hoàn thiện phương án sắp xếp của bộ, ngành

Tinh gọn bộ máy: Hoàn thiện phương án sắp xếp của bộ, ngành

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó trưởng ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của bộ, ngành.

Tuyển sinh đại học 2025: Dự kiến bỏ xét tuyển sớm

Tuyển sinh đại học 2025: Dự kiến bỏ xét tuyển sớm

Tại ngày hội tư vấn hướng nghiệp, xét tuyển đại học - cao đẳng năm 2025 diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 5/1, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ dự kiến sẽ bỏ xét tuyển sớm.

Phân cấp 70% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực khám chữa bệnh về Sở Y tế

Phân cấp 70% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực khám chữa bệnh về Sở Y tế

Tiến sĩ, bác sĩ Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, Thông tư số 57/2024/TT-BYT quy định việc phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế vừa ban hành có nhiều điểm mới góp phần làm giảm khoảng 70% lượng hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực khám, chữa bệnh; đẩy mạnh việc công khai, minh bạch, tinh gọn, rút ngắn thời gian; tăng cường năng lực quản lý, nhân sự thực hiện công tác quản lý nhà nước về cấp giấy phép hành nghề và cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh...

Quy định mới về mức hưởng bảo hiểm y tế áp dụng từ ngày 1/1/2025

Quy định mới về mức hưởng bảo hiểm y tế áp dụng từ ngày 1/1/2025

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2025/NĐ-CP ngày 1/1/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành Luật Bảo hiểm y tế, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19/10/2023.