Theo số liệu của ngành công thương tỉnh Sóc Trăng, giá trị xuất khẩu hàng hoá tháng 8/2023 của tỉnh đạt 147 triệu USD, tăng 9,09% so với tháng trước và tăng 7,51% so cùng kỳ năm 2022; trong đó, xuất khẩu thủy sản đạt 100 triệu USD (tăng 10,57%), xuất khẩu gạo đạt 36 triệu USD (tăng 42,53%), xuất khẩu hàng may mặc đạt 11 triệu USD (giảm 26,03%).
Từ tháng 3/2025, nhiều chính sách và luật mới liên quan đến lĩnh vực kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực, trong đó quy định về mức thu lệ phí trước bạ ô tô điện, xuất khẩu gạo, quản lý thuế doanh nghiệp, thuế chống bán phá giá thép nhập khẩu…
Xuất khẩu gạo Việt Nam vừa thiết lập kỷ lục mới và cùng với đó, Việt Nam đã có ngay Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030".
Liên quan đến việc nguồn cung lương thực thế giới đang biến động mạnh, khi hạn hán xuất hiện ở nhiều nơi, một số quốc gia cấm xuất khẩu gạo đã mở ra cơ hội xuất khẩu gạo Việt Nam về lượng và giá, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức do cần phải bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và bình ổn thị trường gạo tiêu thụ nội địa.
Sau thông báo cấm xuất khẩu gạo mà Ấn Độ đưa ra gây xáo trộn thị trường gạo thế giới, Nga và Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) cũng thông báo về việc dừng xuất khẩu gạo nhằm bình ổn thị trường nội địa. Những động thái của các nước kể trên đã ngay lập tức khiến nhu cầu nhập khẩu gạo trên thế giới tăng cao và giá cả cũng theo đó tăng lên nhanh chóng.
Lợi thế về xuất khẩu lúa gạo đang là động lực và niềm tin cho nông dân sản xuất lúa gạo Việt Nam nói chung và nông dân Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Qua nhiều thăng trầm của hạt gạo, yêu cầu đặt ra cho nông dân, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo Việt Nam là chung tay tạo thương hiệu cho hạt gạo để tăng thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Những năm qua, sản xuất lúa gạo của Việt Nam không chỉ làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn góp phần ổn định an ninh lương thực trên toàn cầu. Là vựa lúa lớn nhất cả nước, cũng là nơi cung cấp trên 90% sản lượng gạo xuất khẩu hàng năm, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã từng bước quy hoạch, thúc đẩy liên kết sản xuất lúa gạo theo chuỗi bền vững dựa trên chất lượng, giá trị và thương hiệu.
Vài tuần trở lại đây, cả thế giới chung một mối lo về đảm bảo an ninh lương thực bởi sự xoay chuyển khó đoán từ xuất khẩu sang tích trữ của một số cường quốc. Ngoài tác động của El Nino, câu chuyện bắt đầu nóng hơn khi Ấn Độ dừng xuất khẩu gạo, Nga rút khỏi Thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen… đã tăng thêm lo ngại cho thị trường lương thực thế giới. Với vị thế quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu, nhất là lúa gạo, Việt Nam vẫn thực hiện “tròn vai” đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và tăng trưởng xuất khẩu.
Vài tuần trở lại đây, cả thế giới chung một mối lo về đảm bảo an ninh lương thực bởi sự xoay chuyển khó đoán từ xuất khẩu sang tích trữ của một số cường quốc. Ngoài tác động của El Nino, câu chuyện bắt đầu nóng hơn khi Ấn Độ dừng xuất khẩu gạo, Nga rút khỏi Thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen… đã tăng thêm lo ngại cho thị trường lương thực thế giới. Với vị thế quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu, nhất là lúa gạo, Việt Nam vẫn thực hiện “tròn vai” đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và tăng trưởng xuất khẩu.
Theo Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long, trên địa bàn tỉnh hiện có 3 doanh nghiệp được Bộ Công Thương cấp Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Trong 7 tháng năm 2023, các công ty xuất khẩu khoảng 1.645 tấn gạo, giá trị khoảng 844 nghìn USD, chủ yếu sang thị trường Philippines; cung ứng gạo cho các doanh nghiệp trong nước để xuất khẩu sang các thị trường tại Trung Đông, châu Phi, châu Âu, Trung Quốc… khoảng 3.000 tấn.
Trước dự báo triển vọng xuất khẩu gạo của Việt Nam đến cuối năm tích cực ở cả phía cầu thế giới và giá, các doanh nghiệp ngành gạo đang tập trung nguồn lực sản xuất hướng tới xuất khẩu nhằm đón đầu cơ hội bứt tốc về doanh thu và gia tăng lợi nhuận trong năm 2023.
Thông báo 172/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về giải pháp điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới nêu rõ: Từ ngày 1/5/2020 cho phép hoạt động xuất khẩu gạo trở lại bình thường theo quy định tại Nghị định 107/2018/NĐ-CP và thực hiện nghiêm việc chỉ xuất khẩu gạo qua cửa khẩu quốc tế có sự kiểm soát chặt chẽ của các lực lượng chức năng.
Ngày 6/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có công văn hoả tốc số 2412-BCT-XNK về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn gửi Thủ tướng Chính phủ sau khi đã tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành liên quan đối với phương án điều hành xuất khẩu gạo.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản 140/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn.
Chiều 31/3, chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về an ninh lương thực, Thủ tướng nêu rõ, xuất khẩu là cần thiết, là thế mạnh của nước ta nhưng trong bối cảnh hiện nay thì xuất khẩu (gạo) phải có kiểm soát để bảo đảm an ninh lương thực trên tinh thần thực hiện tốt Nghị định 107 của Chính phủ.
Ngày 26/12, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã tổ chức họp báo thông tin về một số nội dung liên quan đến hoạt động xuất cấp hàng dự trữ quốc gia hỗ trợ các địa phương để hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịp Tết Nguyên đán, giáp hạt và các dự án trồng rừng, học sinh vùng đặc biệt khó khăn.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, đến nay đã có thêm 42 thương nhân được cấp phép xuất khẩu gạo sau khi Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo có hiệu lực.
Việc tiêu thụ lúa gạo đang được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các ngành thực hiện. Theo đó, việc tìm kiếm thị trường để tiêu thụ mặt hàng này là một trong những nội dung được chỉ đạo. Để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo, Bộ Công Thương đã có nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp tìm kiếm thị trường. Liên quan đến vấn đề này phóng viên Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) đã có cuộc trao đổi với ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Luôn giữ vững vị trí Top 3 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, gạo Việt Nam hiện đã có mặt tại ở gần 150 quốc gia và vùng lãnh thổ với các sản phẩm khá đa dạng gồm gạo hạt dài, hạt ngắn, gạo thơm, gạo đồ, gạo hữu cơ… Đáng chú ý, gạo Việt bước đầu đã thâm nhập được vào những thị trường có yêu cầu cao như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU…Tuy nhiên, để xuất khẩu gạo tăng trưởng cao hơn trong thời gian tới, Bộ Công Thương đang đặt ra mục tiêu đa dạng hóa và chuyển hướng thị trường. Do đó, bên cạnh việc xây dựng và quảng bá cho hạt gạo Việt, nhiều hoạt động xúc tiến thương mại cũng liên tục diễn ra nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang nhiều thị trường mới và tiềm năng.
Nhu cầu tiêu thụ gạo trên thế giới ước đạt 42 triệu tấn; trong đó, tiêu thụ mạnh nhất vẫn là các thị trường châu Á và châu Phi với một số loại nhất định. Vì vậy, nhiều chuyên gia trong ngành xuất khẩu gạo cho rằng, muốn phát triển ngành gạo, cần phải lấy nhu cầu thị trường để định hướng sản xuất trong nước, thay vì sản xuất nhiều chủng loại nhưng chỉ đáp ứng một phần nhu cầu thị trường như hiện nay.
Bộ Công Thương đang dự thảo trình Chính phủ nghị định mới thay thế Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu lúa gạo, dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, đã mang đến nhiều hi vọng “cởi trói” cho cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu gạo, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Dù vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến việc bãi bỏ hay giữ lại các quy định trong Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, tuy nhiên hầu hết các ý kiến đều cho rằng, các quy định này cần phải được sửa đổi theo hướng nâng cao chất lượng lúa gạo Việt để đáp ứng nhu cầu thị trường trong bối cảnh hiện nay.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp Campuchia cho biết, trong năm 2016, nước này đã xuất khẩu được 540.000 tấn gạo, tăng 0,7% so với năm 2015. Tuy nhiên, số liệu trên cho thấy trong 2 năm liên tiếp, Campuchia đã không thể hoàn thành được mục tiêu xuất khẩu gạo một 1 triệu tấn mỗi năm như kế hoạch chính phủ nước này đề ra
Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan ngày 9/8 cho biết trong 6 tháng đầu năm 2016, Thái Lan đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới với tổng lượng xuất khẩu khoảng 5 triệu tấn, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh khốc liệt từ những nước trong khu vực. Bên cạnh đó, cơ chế bó buộc trong xuất khẩu cũng đang là rào cản với một số doanh nghiệp. Nhiều chuyên gia cho rằng, cần mạnh dạn gỡ các nút thắt để phát huy lợi thế của hạt gạo Việt Nam.