Xét nghiệm kháng thể virus SARS-CoV-2 không đủ tin cậy trong phỏng đoán miễn dịch cá nhân

Nghiên cứu vaccine phòng COVID-19 tại phòng thí nghiệm ở Gaithersburg, Maryland, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Nghiên cứu vaccine phòng COVID-19 tại phòng thí nghiệm ở Gaithersburg, Maryland, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Xét nghiệm tìm kháng thể với virus SARS-CoV-2, “thủ phạm” gây ra dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, có thể hữu ích trong việc đánh giá miễn dịch cộng đồng, nhưng lại đặt ra nhiều rủi ro trong việc phỏng đoán miễn dịch ở mỗi cá nhân. Đây là kết luận từ một nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ nhiều trường đại học uy tín ở Mỹ, đăng trên tạp chí Science Immunology ngày 19/5. 
Xét nghiệm kháng thể virus SARS-CoV-2 không đủ tin cậy trong phỏng đoán miễn dịch cá nhân ảnh 1

Nhân viên y tế lấy mẫu máu của bệnh nhân COVID-19 hiến tặng tại bệnh viện ở Dulles, bang Virginia, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Các chuyên gia thuộc các trường Đại học Y bang Utah (U-ta), trường Y tế công Bloomberg thuộc đại học John Hopkins, trường Y tế công Harvard, Đại học California (Ca-li-pho-ni-a), Đại học San Francisco (Xan Phơ-ran-xít-xcô) và Đại học bang Pennsylvania (Pen-xi-va-ni-a) cho rằng việc xét nghiệm huyết thanh chứa đựng tiềm năng “khổng lồ” trong việc hỗ trợ các nỗ lực phòng chống COVID-19. Tuy nhiên, các đặc tính hiệu quả cần thiết của phương pháp này sẽ phụ thuộc lớn vào việc áp dụng các xét nghiệm ở mức độ cá nhân và cộng đồng. 
Xét nghiệm kháng thể virus SARS-CoV-2 không đủ tin cậy trong phỏng đoán miễn dịch cá nhân ảnh 2Nghiên cứu các mẫu bệnh phẩm COVID-19 tại phòng thí nghiệm bệnh viện ở Los Angeles, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trên lý thuyết, xét nghiệm kháng thể có thể cho biết một người đã từng bị phơi nhiễm một loại virus nhất định hay chưa. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng tới nay vẫn có rất ít bằng chứng cho thấy vai trò của các kết quả xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 đối với miễn dịch và khả năng bảo vệ một cá nhân khỏi bị lây nhiễm virus. Do đó, các xét nghiệm huyết tương hiện nay là không đủ và thậm chí “gây hại” nếu được sử dụng làm cơ sở để cấp “hộ chiếu miễn dịch” cho cá nhân. 

Ngược lại, nếu được sử dụng như công cụ để tìm hiểu các xu hướng dịch tễ trên toàn dân, những xét nghiệm này có thể giúp nhà chức trách ước lượng nguy cơ của những làn sóng dịch bệnh trong tương lai, tính toán tác động của các biện pháp can thiệp và xác nhận tình trạng ngừng lây nhiễm sau khi dịch bệnh lắng xuống, miễn là độ chính xác và đặc hiệu của các xét nghiệm được xác định rõ ràng trong quá trình diễn giải số liệu.

Xét nghiệm kháng thể virus SARS-CoV-2 không đủ tin cậy trong phỏng đoán miễn dịch cá nhân ảnh 3

Nghiên cứu vaccine phòng COVID-19 tại phòng thí nghiệm ở Gaithersburg, Maryland, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Cũng theo các nhà khoa học, các xét nghiệm kháng thể, dù có độ nhạy và độ đặc hiệu hạn chế, vẫn có thể cung cấp những thông tin có giá trị để giải quyết các vấn đề y tế công cộng, chẳng hạn trong việc tính toán thời điểm nới lỏng các biện pháp hạn chế như yêu cầu người dân ở nhà và đóng cửa trường học. Ngoài ra, việc lấy mẫu kháng thể ở cấp độ dân số sẽ cho phép sàng lọc nhiều chỉ dấu sinh học liên quan đến các vấn đề y tế công cộng, do đó lợi ích của phương pháp này không chỉ bó hẹp trong cuộc chiến chống COVID-19.
Hồng Hạnh
(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm