Mường Hoong là một trong những xã khó khăn, nghèo nhất không chỉ ở huyện Đăk Glei mà cả tỉnh Kon Tum. Tại xã vùng III này, thôn Làng Mới được xem “vùng trũng”. Tuy nhiên, nhờ quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền các cấp trong tỉnh Kon Tum, người Xê-Đăng ở Làng Mới đã dần thoát khỏi tư duy, lối mòn trong sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo.
Huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum là nơi sinh sống tập trung của hơn 6.500 hộ đồng bào dân tộc thiểu số Xê Đăng với gần 2.750 hộ nghèo và 852 hộ cận nghèo. Để giúp đồng bào Xê Đăng từng bước vươn lên thoát nghèo, huyện Kon Plông đã triển khai nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo để người dân thay đổi suy nghĩ, chủ động vươn lên phát triển kinh tế gia đình, góp phần xây dựng cộng đồng ngày càng khởi sắc.
Ngày 9/2, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Kon Tum long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum (09/02/1913 - 09/02/2023) và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Kon Tum là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Kon Tum.
Thực hiện Quyết định số 3123/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức xây dựng Mô hình điểm sinh hoạt văn hóa gắn với phát triển du lịch của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum, từ ngày 29-31/12, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum tổ chức lễ ra mắt hai mô hình điểm Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa gắn với phát triển du lịch của đồng bào dân tộc thiểu số Xê Đăng tại huyện Sa Thầy và Bahnar tại huyện Kon Rẫy.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 1659/QĐ-TTg về Phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ tăng cường năng lực sản xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc giai đoạn 2021 - 2025.
Ngày 6/4, ông Cao Trung Tin, Chủ tịch UBND huyện Đăk Tô (tỉnh Kon Tum) xác nhận: Ngôi nhà rông văn hóa lớn của huyện nằm tại khu vực quảng trường đã bị cháy rụi hoàn toàn cùng với nhiều hiện vật, hình ảnh tư liệu, hiện vật chiến tranh. Mặc dù chính quyền đã huy động nhân dân, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy tiến hành dập lửa khi khởi phát. Tuy nhiên, do vật liệu dựng nhà rông hoàn toàn bằng gỗ, tre, nứa, tranh… nên nhà đã bị ngọn lửa thiêu rụi hoàn toàn.
Là vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, chiếc gùi của cộng đồng các dân tộc thiểu số Bắc Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng ngoài việc đựng đồ thuần túy còn minh chứng cho sự khéo léo của người làm ra nó.
Yêu thích âm nhạc truyền thống, say mê nhạc cụ của dân tộc, các em học sinh của Trường Tiểu học Đinh Núp, xã Ea Yiêng, huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) đã tham gia đội chiêng tre, biểu diễn phục vụ các lễ hội của buôn làng.
Ngày 21/10/2018 tại Làng Văn hoá - du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội), Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Xơ Đăng tỉnh KonTum được tái hiện. Đây là một trong những lễ hội thường được người Xơ Đăng tổ chức vào khoảng tháng 10 (âm lịch) khi lúa chín rộ và đồng bào Xơ Đăng bắt đầu việc thu hoạch, mở hội ăn mừng lúa mới.
Ngày 21/10/2018, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Xê Đăng ở tỉnh Kon Tum đã tiến hành tái hiện Lễ mừng lúa mới độc đáo của dân tộc mình.
Ẩn sau những ngọn núi cao trong không gian bao la của đại ngàn, những làn điệu dân ca của người Ca Dong thường gợi lên những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với lối sống, cách nghĩ của họ, tạo nên giá trị văn hóa truyền thống bền vững, đóng vai trò củng cố mối quan hệ gia đình, dòng họ, bản làng, duy trì trật tự kỷ cương trong cộng đồng Ca Dong với nhau, tạo nên một tổng thể thống nhất.
Vào ngày đầu tiên của năm mới, cộng đồng người Xê Đăng ở Buôn Kon H'ring, xã Ea H'đing, huyện Cư M'Gar, tỉnh Đắk Lắk lại tổ chức Lễ mừng lúa mới, cầu cho mùa mới mưa thuận gió hòa, bà con được sung túc, đoàn kết (được tổ chức hằng năm từ 1994 đến nay).
Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, mỗi khi buôn làng có lễ hội, đặc biệt là vào dịp Tết, ngoài rượu Cần, món ăn không thể thiếu đó là thịt khô.Thịt khô là món ăn quen thuộc của người dân Tây Nguyên. Đồng bào thường sử dụng cách này để giữ được thức ăn trong mùa mưa, lạnh.
Quảng Ngãi có 3 dân tộc thiểu số gồm Ca Dong (tên tự gọi của dân tộc Xơ Đăng), Cor, Hrê sống rải rác tại 6 huyện miền núi với vốn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, do sự du nhập và lan truyền nhanh chóng của các loại hình văn hóa hiện đại nên nền di sản văn hóa vùng miền đặc trưng có nguy cơ bị biến dạng, thậm chí mai một. Trước thực trạng đó, tỉnh Quảng Ngãi đã cấp bách đưa ra những giải pháp hữu hiệu để bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số trên địa bàn. Theo đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành kế hoạch thực hiện Đề án bảo tồn Văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, giao cho Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch chủ trì thực hiện.
Khi mua bất cứ tài sản có giá trị, được mùa hoặc nhân ngày con tròn 1 tuổi, thậm chí thi đậu một khóa học…, bà con dân tộc Xê Đăng tại tỉnh Kon Tum lại tổ chức “xoe”.
Với người Mơ Nâm ở huyện Kon Plông ( Kon Tum), con trâu có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế và văn hóa của mỗi gia đình. Chính vì vậy, hàng năm người Mơ Nâm đều tổ chức lễ làm chuồng trâu để thể hiện tình cảm yêu quý đối với loài vật này, đồng thời là dịp tạ ơn thần linh đã phù hộ cho đàn trâu khoẻ mạnh, sinh nhiều con để người dân có cuộc sống ấm no.
Người Xơ Ðăng thuộc số cư dân sinh tụ lâu đời ở Trường Sơn - Tây Nguyên và vùng lân cận thuộc miền núi của Quảng Nam, Quảng Ngãi. Người Xơ Ðăng cư trú ở tỉnh Kon Tum và hai huyện Trà My, Phước Sơn tỉnh Quảng Nam, huyện Tây Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; sống tập trung nhất ở vùng quần sơn Ngọc Linh.
Trong mỗi làng người Xê Đăng Tơ-đrá tại tỉnh Kon Tum có một vùng đất thiêng để tổ chức Lễ Bắn. Vùng đất này rộng khoảng 100-200m2, được rào lại bằng tre, nứa theo diện tích khoanh tròn của cột gỗ.
Sinh sống giữa không gian bao la đại ngàn, tộc người Xê Đăng huyện vùng cao Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) luôn coi trọng và xem nguồn nước là mạch nguồn sự sống của cộng đồng. Hàng năm, đồng bào nơi đây đều tổ chức tết máng nước, nhằm giữ nguồn nước trong lành để dân làng nấu nướng, sinh hoạt; qua đó gắn kết tình cảm bà con, anh em với nhau…
Những ngày giữa tháng 3 (Âm lịch), làng Kon Kpong, xã Đak Ui (huyện Đak Hà, tỉnh Kon Tum) tràn ngập không khí vui nhộn của lễ hội đâm trâu cầu sức khỏe. Đây là lễ hội độc đáo của đồng bào Xê Đăng với ý nghĩa cầu mong dân làng sức khỏe; nguồn đất, nguồn nước mát lành để mùa màng tươi tốt, cuộc sống bà con ngày càng sung túc…