Xây dựng, phát triển văn hóa, con người Tuyên Quang phù hợp với xu thế thời đại

Xây dựng, phát triển văn hóa, con người Tuyên Quang phù hợp với xu thế thời đại

Nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phát huy giá trị các di tích lịch sử, di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, tỉnh Tuyên Quang đang thực hiện xây dựng và phát triển văn hóa, con người toàn diện, phù hợp với xu thế thời đại trong nền kinh tế số.

Nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phát huy giá trị các di tích lịch sử, di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, tỉnh Tuyên Quang đang thực hiện xây dựng và phát triển văn hóa, con người toàn diện, phù hợp với xu thế thời đại trong nền kinh tế số.

Theo đó, tỉnh tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp về phát triển văn hóa; cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, chiến lược, chương trình, đề án, văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về phát triển văn hóa để tổ chức thực hiện, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành địa phương và toàn xã hội về vị trí, vai trò, đóng góp của văn hóa trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế. Đồng thời, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch; xây dựng, phát triển văn hóa Tuyên Quang đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

vna_potal_van_hoa_soi_duong_hang_van_nguoi_tham_du_le_hoi_long_tong_cua_dong_bao_dan_toc_tay_tinh_tuyen_quang_7229247.jpg
Đồng diễn nghệ thuật tại Lễ hội Lồng Tông truyền thống của đồng bào dân tộc Tày. Ảnh: Quang Cường – TTXVN

Tuyên Quang tiếp tục kế thừa và phát huy có hiệu quả những đặc tính tốt đẹp của con người Việt Nam, truyền thống cách mạng và bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh; tiếp tục xây dựng con người Tuyên Quang “Yêu nước, đoàn kết, nghĩa tình, trí tuệ, kỷ cương, sáng tạo”…

Cùng với đó, tỉnh tập trung nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh, tiến bộ; gắn kết chặt chẽ các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Đồng thời, từng bước tạo dựng, hình thành các sản phẩm văn hóa đặc trưng gắn liền với hình ảnh con người và quê hương Tuyên Quang…

Tỉnh sẽ đẩy mạnh gìn giữ, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, đặc biệt chú trọng đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các khu di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: các Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Tân Trào, Kim Bình; Danh lam thắng cảnh Quốc gia đặc biệt Khu Bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình... Tỉnh tập trung xây dựng hình ảnh, thương hiệu du lịch Tuyên Quang “Vẻ đẹp hội tụ, điểm đến an toàn, thân thiện, mến khách”; chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác, giao lưu, tuyên truyền, quảng bá văn hóa với các tỉnh, thành phố trong nước và các địa phương nước ngoài…

vna_potal_van_hoa_soi_duong_soi_noi_hoi_dua_thuyen_truyen_thong_tren_song_lo_xuan_giap_thin_2024_7224176.jpg
Sôi nổi Hội đua thuyền truyền thống trên sông Lô (Tuyên Quang). Ảnh: Quang Cường-TTXVN

Tuyên Quang phấn đấu đến năm 2025, 100% đơn vị cấp xã có nhà văn hóa hoạt động; trên 90% hộ gia đình đạt gia đình văn hóa; bảo đảm trên 95% dân số ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa, nghe, xem các kênh phát thanh, truyền hình của quốc gia và địa phương. Tỉnh phấn đấu đón trên 3 triệu lượt khách du lịch, tổng thu xã hội từ du lịch đạt trên 4.800 tỷ đồng; xây dựng, phát triển Lễ hội Thành Tuyên trở thành sự kiện văn hóa, sản phẩm du lịch có quy mô, thương hiệu quốc tế.

Vũ Quang

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm