Cử tri là đồng bào dân tộc thiểu số xã Liêng Srônh phát huy dân chủ, góp ý với đại biểu HĐND huyện, xã về giải pháp phát triển KT-XH ở địa phương |
Đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo
Phong trào TDĐKXDĐSVH đã có tác động toàn diện đến sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tích cực thực hiện chủ trương “Xóa đói giảm nghèo”. Trong quá trình triển khai, các địa phương đặc biệt quan tâm đến phát triển đời sống kinh tế gia đình, kinh tế tập thể, xây dựng cơ sở hạ tầng. Thông qua nhiều hình thức như hỗ trợ vốn vay, hỗ trợ giống, chuyển giao công nghệ, KHKT, đào tạo nghề... đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển kinh tế. Mỗi địa phương thông qua các tổ chức đoàn thể có nhiều hình thức giúp nhau xóa đói giảm nghèo hiệu quả.
Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, với sự đóng góp gần 20 tỷ đồng của nhân dân, huyện đầu tư 475 tỷ đồng (vốn vay trong 5 năm) làm 50,11km đường giao thông nông thôn; cải tạo, nâng cấp gần 117km đường giao thông. Tại các thôn đăng ký xây dựng danh hiệu thôn văn hóa, bộ mặt thôn thay đổi rõ rệt. Đường làng, ngõ xóm khang trang, sạch đẹp, tỷ lệ bê tông hóa đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương tăng hàng năm. Nhiều thiết chế văn hóa và trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa được đầu tư. Những chuyển biến trên đã tác động mạnh mẽ tới sự phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của huyện. Đến nay, Đam Rông không có hộ đói, tỷ lệ hộ thoát nghèo hàng năm đạt và vượt kế hoạch đề ra. Năm 2005, tổng số hộ nghèo có 4.270 hộ (chiếm 73,19%), đến năm 2015 giảm còn 7,5%. Huyện thực hiện tốt chính sách đối với người có công, gia đình chính sách; thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và giải quyết việc làm. Đã có 31 gia đình người có công được hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở; hỗ trợ xây mới nhà ở cho 666 hộ nghèo, hàng năm tạo việc làm cho hàng nghìn lao động.
Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, với sự đóng góp gần 20 tỷ đồng của nhân dân, huyện đầu tư 475 tỷ đồng (vốn vay trong 5 năm) làm 50,11km đường giao thông nông thôn; cải tạo, nâng cấp gần 117km đường giao thông. Tại các thôn đăng ký xây dựng danh hiệu thôn văn hóa, bộ mặt thôn thay đổi rõ rệt. Đường làng, ngõ xóm khang trang, sạch đẹp, tỷ lệ bê tông hóa đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương tăng hàng năm. Nhiều thiết chế văn hóa và trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa được đầu tư. Những chuyển biến trên đã tác động mạnh mẽ tới sự phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của huyện. Đến nay, Đam Rông không có hộ đói, tỷ lệ hộ thoát nghèo hàng năm đạt và vượt kế hoạch đề ra. Năm 2005, tổng số hộ nghèo có 4.270 hộ (chiếm 73,19%), đến năm 2015 giảm còn 7,5%. Huyện thực hiện tốt chính sách đối với người có công, gia đình chính sách; thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và giải quyết việc làm. Đã có 31 gia đình người có công được hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở; hỗ trợ xây mới nhà ở cho 666 hộ nghèo, hàng năm tạo việc làm cho hàng nghìn lao động.
Thực hiện nếp sống văn minh và chú trọng xây dựng “gia đình văn hóa”, “thôn văn hóa”
Do đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động, đồng thời các thôn, buôn đã đưa các quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh vào quy ước hoạt động nên tạo sự chuyển biến tích cực. Kết quả nổi bật là ngay từ thời điểm huyện mới thành lập đã chặn đứng tình trạng tảo hôn khá phổ biến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã vùng sâu. Những năm gần đây, đa số đám cưới tổ chức theo hướng lành mạnh, tiết kiệm và phù hợp với truyền thống của dân tộc. Việc thách cưới giảm hẳn, chỉ tổ chức cưới trong 1 ngày (trước từ 2-3 ngày). Việc tang không còn hiện tượng để thi hài trong nhà quá 48 giờ, không sử dụng nhạc tang, kèn, trống quá 22 giờ đêm và trước 5 giờ sáng. An táng đúng nơi quy định, không gây ô nhiễm môi trường. Việc tang lễ tiến hành nhanh gọn, trang trọng, phù hợp với phong tục địa phương; hạn chế một số hủ tục lạc hậu như khóc mướn, lăn đường...
Xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH) là nội dung có vị trí quan trọng trong xây dựng thôn, buôn văn hóa. Do vậy, phong trào được nhân dân đồng tình hưởng ứng và tham gia. Năm 2005, huyện mới có 2.586/5.834 hộ đạt danh hiệu GĐVH (44,3%), năm 2014 có 7.709/10.940 hộ GĐVH (đạt 76,4%, so với năm 2005 tăng trên 32%). Cũng năm 2005, toàn huyện có 5/48 thôn văn hóa, đến nay có 46/52 thôn, buôn được công nhận (đạt 88,4%). Phong trào xây dựng thôn, buôn văn hóa được sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân, phát huy tốt vai trò tự quản, ý thức chủ động, tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng...
Báo Lâm Đồng