Bài cuối - Chú trọng phát triển nhân lực để tạo nguồn cán bộ
Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ để bảo tồn, phát triển dân tộc Mảng, tuy nhiên vùng đồng bào dân tộc Mảng vẫn chưa có chuyển biến mạnh mẽ. Xác định yếu tố con người là quan trọng, thời gian tới, tỉnh Lai Châu chú trọng công tác đào tạo, nâng cao dân trí và quy hoạch tạo nguồn cán bộ người Mảng.
Tạo động lực cho học sinh tới trường
Tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học Cơ sở xã Nậm Ban, bữa ăn của học sinh bán trú có đầy đủ thịt, cá, rau xanh. Các em được hỏi đều nói đến trường vui và ăn ngày ba bữa ngon hơn ở nhà. Hiệu trưởng Nguyễn Văn Minh khẳng định câu chuyện học sinh người Mảng đi học có “lương” là thật. Theo chế độ Nhà nước, mỗi học sinh người Mảng được hưởng hỗ trợ 834.000 đồng/tháng nhưng chỉ đóng 556.000 đồng/tháng tiền ăn như học sinh dân tộc khác, số còn lại các em được mang về nhà.
Theo thầy Nguyễn Văn Minh, năm 2018 - 2019, trường có 63/219 học sinh là dân tộc Mảng. Học lực và ý thức của học sinh dân tộc Mảng tốt nhất trong số học sinh tại trường. Năm 2017, trường đã có em Tào Me Lái, dân tộc Mảng, học lớp 8 đạt học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý. Cơ sở trường, lớp còn khó khăn, thiếu thốn nhưng công tác nuôi, dạy học sinh bán trú luôn được thầy, cô giáo đảm bảo tốt. Vì vậy, có trường hợp học sinh bị bố mẹ bắt bỏ học về lấy vợ, lấy chồng hoặc lao động nhưng các em trốn về trường nhờ thầy, cô giáo xin bố mẹ cho đi học.
“Những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền xã Nậm Ban và nhà trường tuyên truyền tận bản, phụ huynh đã quan tâm tới việc học của con em, không còn phó mặc cho thầy, cô giáo như trước nữa. Hiện nay, mỗi bản đều xây dựng hương ước, nếu gia đình nào bắt con bỏ học sẽ bị phạt theo quy định đề ra. Nhờ đó, học sinh dân tộc Mảng đi học chuyên cần hơn, chất lượng giáo dục được nâng lên”, thầy giáo Trần Văn Minh cho hay.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lai Châu Vũ Văn Hoàn nhấn mạnh, để chất lượng đảng viên tốt, tạo nguồn cán bộ tại chỗ, chủ trương của tỉnh Lai Châu là phát triển giáo dục. Hiện nay, thực hiện chính sách 3 dân tộc trong đó có dân tộc Mảng, tỉnh Lai Châu đã lồng ghép các nguồn lực, bố trí các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho con em dân tộc Mảng.
Kiên trì công tác đào tạo, bồi dưỡng
Thực trạng hiện nay, nguồn để quy hoạch cán bộ và quần chúng ưu tú để bồi dưỡng kết nạp đảng của dân tộc Mảng rất hiếm. Theo ông Trần Hữu Chí, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lai Châu, mục tiêu đặt ra là phải tập trung nâng cao giáo dục, tuyên truyền vận động phụ huynh cho con em tới trường. Thầy, cô giáo phải tổ chức nuôi và dạy học sinh thật tốt, để các em người Mảng có niềm vui khi đến trường, có động lực học lên cao, tạo nguồn tại chỗ. Cấp huyện cần quan tâm, ưu tiên quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức người Mảng từ huyện đến xã, nhằm bảo đảm cơ cấu thành phần dân tộc, đặc biệt là phát huy được tiếng nói của đồng bào Mảng trong các tổ chức chính trị, xã hội.
Tuy nhiên, việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng để có nguồn cán bộ người Mảng không thể một sớm, một chiều cho kết quả mà phải kiên trì và bền bỉ. Hiện nay, chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh, nhất là vùng đồng bào Mảng được đầu tư và từng bước nâng cao; tỷ lệ chuyên cần đảm bảo, số lượng học sinh người Mảng năm sau tăng hơn năm trước.
Xã Trung Chải (huyện Nậm Nhùn) có 132 hộ và 595 khẩu người Mảng, chiếm trên 46% dân số toàn xã. Tuy nhiên, khi nói về nguồn cán bộ, số lượng đảng viên được kết nạp hàng năm, lãnh đạo xã Trung Chải... lắc đầu. Thiếu tá Trần Văn Nam, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Trung Chải cho biết, thực hiện củng cố xây dựng cơ sở chính trị, Đảng ủy xã thường xuyên làm công tác đề nghị bồi dưỡng, đào tạo cán bộ là dân tộc Mảng. Đến nay, xã có 7 người là cán bộ công chức, có đại biểu HĐND huyện, đại biểu Quốc hội là người dân tộc Mảng. Để phát triển nguồn lực người Mảng, xã đã làm tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn tại chỗ, ưu tiên con em dân tộc Mảng, nhất là phụ nữ đã được học trung cấp, đại học.
Thiếu tá Trần Xuân Nam giới thiệu một gương mặt trẻ 22 tuổi là người Mảng Lò Thị Duyên vừa học xong Trung cấp, nhanh nhẹn và tháo vát nên được phân công công tác tại Ủy ban MTTQ xã. Lò Thị Duyên đang cùng Chi bộ bản Nậm Sảo 1 huy động bà con dọn dẹp vệ sinh. Lò Thị Duyên chia sẻ: “Là con em đồng bào dân tộc Mảng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, tạo điều kiện cho đi học nên em phấn khởi. Giờ đây về địa phương, được bố trí công việc, em sẽ nỗ lực học hỏi, phát huy năng lực trong công tác, tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào Mảng thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới và vươn lên làm kinh tế thoát nghèo”.
Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ để bảo tồn, phát triển dân tộc Mảng, tuy nhiên vùng đồng bào dân tộc Mảng vẫn chưa có chuyển biến mạnh mẽ. Xác định yếu tố con người là quan trọng, thời gian tới, tỉnh Lai Châu chú trọng công tác đào tạo, nâng cao dân trí và quy hoạch tạo nguồn cán bộ người Mảng.
Học sinh dân tộc Mảng được đến trường và được nuôi ăn, ở Ảnh: Việt Hoàng - TTXVN |
Tạo động lực cho học sinh tới trường
Tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học Cơ sở xã Nậm Ban, bữa ăn của học sinh bán trú có đầy đủ thịt, cá, rau xanh. Các em được hỏi đều nói đến trường vui và ăn ngày ba bữa ngon hơn ở nhà. Hiệu trưởng Nguyễn Văn Minh khẳng định câu chuyện học sinh người Mảng đi học có “lương” là thật. Theo chế độ Nhà nước, mỗi học sinh người Mảng được hưởng hỗ trợ 834.000 đồng/tháng nhưng chỉ đóng 556.000 đồng/tháng tiền ăn như học sinh dân tộc khác, số còn lại các em được mang về nhà.
Theo thầy Nguyễn Văn Minh, năm 2018 - 2019, trường có 63/219 học sinh là dân tộc Mảng. Học lực và ý thức của học sinh dân tộc Mảng tốt nhất trong số học sinh tại trường. Năm 2017, trường đã có em Tào Me Lái, dân tộc Mảng, học lớp 8 đạt học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý. Cơ sở trường, lớp còn khó khăn, thiếu thốn nhưng công tác nuôi, dạy học sinh bán trú luôn được thầy, cô giáo đảm bảo tốt. Vì vậy, có trường hợp học sinh bị bố mẹ bắt bỏ học về lấy vợ, lấy chồng hoặc lao động nhưng các em trốn về trường nhờ thầy, cô giáo xin bố mẹ cho đi học.
“Những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền xã Nậm Ban và nhà trường tuyên truyền tận bản, phụ huynh đã quan tâm tới việc học của con em, không còn phó mặc cho thầy, cô giáo như trước nữa. Hiện nay, mỗi bản đều xây dựng hương ước, nếu gia đình nào bắt con bỏ học sẽ bị phạt theo quy định đề ra. Nhờ đó, học sinh dân tộc Mảng đi học chuyên cần hơn, chất lượng giáo dục được nâng lên”, thầy giáo Trần Văn Minh cho hay.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lai Châu Vũ Văn Hoàn nhấn mạnh, để chất lượng đảng viên tốt, tạo nguồn cán bộ tại chỗ, chủ trương của tỉnh Lai Châu là phát triển giáo dục. Hiện nay, thực hiện chính sách 3 dân tộc trong đó có dân tộc Mảng, tỉnh Lai Châu đã lồng ghép các nguồn lực, bố trí các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho con em dân tộc Mảng.
Cộng đồng dân tộc Mảng thường cư trú tại địa hình khó khăn, chia cắt, biệt lập với bên ngoài. Ảnh: Việt Hoàng - TTXVN |
Kiên trì công tác đào tạo, bồi dưỡng
Thực trạng hiện nay, nguồn để quy hoạch cán bộ và quần chúng ưu tú để bồi dưỡng kết nạp đảng của dân tộc Mảng rất hiếm. Theo ông Trần Hữu Chí, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lai Châu, mục tiêu đặt ra là phải tập trung nâng cao giáo dục, tuyên truyền vận động phụ huynh cho con em tới trường. Thầy, cô giáo phải tổ chức nuôi và dạy học sinh thật tốt, để các em người Mảng có niềm vui khi đến trường, có động lực học lên cao, tạo nguồn tại chỗ. Cấp huyện cần quan tâm, ưu tiên quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức người Mảng từ huyện đến xã, nhằm bảo đảm cơ cấu thành phần dân tộc, đặc biệt là phát huy được tiếng nói của đồng bào Mảng trong các tổ chức chính trị, xã hội.
Tuy nhiên, việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng để có nguồn cán bộ người Mảng không thể một sớm, một chiều cho kết quả mà phải kiên trì và bền bỉ. Hiện nay, chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh, nhất là vùng đồng bào Mảng được đầu tư và từng bước nâng cao; tỷ lệ chuyên cần đảm bảo, số lượng học sinh người Mảng năm sau tăng hơn năm trước.
Xã Trung Chải (huyện Nậm Nhùn) có 132 hộ và 595 khẩu người Mảng, chiếm trên 46% dân số toàn xã. Tuy nhiên, khi nói về nguồn cán bộ, số lượng đảng viên được kết nạp hàng năm, lãnh đạo xã Trung Chải... lắc đầu. Thiếu tá Trần Văn Nam, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Trung Chải cho biết, thực hiện củng cố xây dựng cơ sở chính trị, Đảng ủy xã thường xuyên làm công tác đề nghị bồi dưỡng, đào tạo cán bộ là dân tộc Mảng. Đến nay, xã có 7 người là cán bộ công chức, có đại biểu HĐND huyện, đại biểu Quốc hội là người dân tộc Mảng. Để phát triển nguồn lực người Mảng, xã đã làm tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn tại chỗ, ưu tiên con em dân tộc Mảng, nhất là phụ nữ đã được học trung cấp, đại học.
Thiếu tá Trần Xuân Nam giới thiệu một gương mặt trẻ 22 tuổi là người Mảng Lò Thị Duyên vừa học xong Trung cấp, nhanh nhẹn và tháo vát nên được phân công công tác tại Ủy ban MTTQ xã. Lò Thị Duyên đang cùng Chi bộ bản Nậm Sảo 1 huy động bà con dọn dẹp vệ sinh. Lò Thị Duyên chia sẻ: “Là con em đồng bào dân tộc Mảng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, tạo điều kiện cho đi học nên em phấn khởi. Giờ đây về địa phương, được bố trí công việc, em sẽ nỗ lực học hỏi, phát huy năng lực trong công tác, tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào Mảng thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới và vươn lên làm kinh tế thoát nghèo”.
Việt Hoàng - Tùng Phương