Vẫn dùng nước nhiễm phèn
Đã nhiều năm nay, người dân ở huyện biên giới Ia H’Drai phải vất vả vì nước sạch sử dụng hàng ngày. Hứng nước mưa, đào giếng… và thậm chí bỏ ra số tiền từ 50 - 70 triệu đồng để khoan giếng tìm nước. Thế nhưng, vận may chỉ đến với một số ít hộ gia đình, còn lại, hàng trăm hộ dân vẫn phải loay hoay với bài toán nước sạch.
Trong khi chính quyền đang nỗ lực tìm lời giải thì hàng trăm hộ dân vẫn phải liều mình sử dụng nguồn nước nhiễm phèn để tắm rửa, giặt đồ… và sử dụng luôn cho nấu ăn, sinh hoạt hàng ngày. Số ít có điều kiện thì sử dụng nguồn nước lọc bình, nhưng cũng chỉ dùng tằn tiện để ăn uống, còn tắm giặt vẫn phải “sống chung với phèn”.
Gia đình ông Bùi Quang Đạt (thôn 2, xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai) chuyển vào vùng đất mới gần 1 năm. Để ổn định cuộc sống nơi ở mới, gia đình ông đã đầu tư hơn 37 triệu đồng khoan giếng. Tuy nhiên, nguồn nước từ giếng khoan của gia đình ông bị nhiễm phèn nặng. Dù biết nguồn nước nhiễm phèn, nhưng gia đình ông vẫn phải sử dụng cho sinh hoạt hằng ngày.
“Bây giờ khoan cũng bị nhiễm phèn, cả khu này ai cũng bị như vậy hết. Gia đình mới chuyển vào nên còn khó khăn lắm, không thể mua nước bình sử dụng hàng ngày được. Biết nước nó nhiễm phèn đấy nhưng giờ không dùng nước này thì biết dùng nước nào đây?”- ông Bùi Quang Đạt cho biết.
Với những hộ gia đình có chút điều kiện hơn, nước đóng bình trở thành “cứu cánh” cho sinh hoạt ăn, uống. Còn tắm, giặt vẫn phải sử dụng nguồn nước bị nhiễm phèn.
Bà Ngô Thị Nhương (thôn 1, xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai) cho hay, gia đình bà chuyển vào đây sinh sống, buôn bán đã hai năm rồi. Từ lúc chuyển vào đây nghe người dân nói nguồn nước giếng không đảm bảo nên gia đình sử dụng nước bình loại 10 lít để phục vụ cho nhu cầu ăn, uống, còn tắm giặt vẫn phải dùng nước giếng. Mỗi tháng gia đình bà sử dụng hơn 10 bình, tính chi phí ra cũng mất từ 100.000 - 120.000 đồng.
Theo ông Lê Văn Trung, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Ia H’Drai, hiện nhu cầu sử dụng nguồn nước sạch, đảm bảo của người dân ở đây rất cao, nhất là khu vực trung tâm huyện. Dù trong thời gian qua, người dân đã chủ động tìm nguồn nước bằng cách khoan, đào, tuy nhiên hầu hết đều bị phèn, mùa khô thì thiếu nước.
Giải bài toán nước sạch cho người dân
Để đảm bảo nguồn nước sạch, hợp vệ sinh, đảm bảo, tạo điều kiện cho người dân nơi huyện mới “an cư lạc nghiệp”, Dự án Cấp nước sinh hoạt trung tâm huyện Ia H’Drai được triển khai xây dựng. Đây là niềm vui, sự kỳ vọng của hàng nghìn người dân nơi vùng biên giới Ia H’Drai.
Theo đó, dự án sẽ được đầu tư với tổng vốn gần 100 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương nằm trong chương trình phát triển kinh tế vùng. Dự án hoàn thành sẽ đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn quy định cho khoảng 12 nghìn người dân thuộc trung tâm huyện Ia H’Drai, xã Ia Dom, một phần xã Ia Tơi và một số đơn vị khác trên địa bàn huyện Ia H’Drai.
Theo ông Lê Văn Trung, đến nay, tiến độ Dự án Cung cấp nước sinh hoạt trung tâm huyện Ia H’Drai đã hoàn thành được khoảng 65% khối lượng công trình. Một số hạng mục quan trọng như khu xử lý, mạng lưới đường ống, đập đầu mối đã hoàn thành tư 60 - 90%.
Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành sớm công trình này vào cuối năm 2019 để thỏa mong đợi của người dân. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số khó khăn cần phải tháo gỡ như một số hạng mục còn vướng về đền bù, thời tiết mưa gió kéo dài khiến thi công gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, hiện nguồn vốn bố trí cho dự án chỉ mới được 1/3 tổng mức đầu tư (mới bố trí 35 tỷ đồng).
Bên cạnh việc khẩn trương hoàn thành dự án trên, để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho các khu vực quan trọng như trường học, trụ sở huyện, xã, thôn… chính quyền huyện Ia H’Drai cũng đã và đang tiến hành đào - khoan giếng.
Ông Lê Văn Trung cho hay, tính đến tháng 7/2019 trên địa bàn đã có 16 dự án giếng khoan; trong đó, 9 giếng khoan đã bàn giao đưa vào khai thác sử dụng, 3 giếng khoan đang thi công và đang tiến hành lập thủ tục đầu tư 4 giếng khoan. Tổng mức đầu tư cho 16 giếng khoan này là khoảng 8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cũng đã có 44 giếng đào với tổng mức đầu tư khoảng 1,3 tỷ đồng. Các công trình giếng khoan, giếng đào này chủ yếu tập trung phục vụ cho những khu vực hệ thống đường ống nước sạch của Dự án cung cấp nước sinh hoạt trung tâm huyện Ia H’Drai không vươn tới.
Đã nhiều năm nay, người dân ở huyện biên giới Ia H’Drai phải vất vả vì nước sạch sử dụng hàng ngày. Hứng nước mưa, đào giếng… và thậm chí bỏ ra số tiền từ 50 - 70 triệu đồng để khoan giếng tìm nước. Thế nhưng, vận may chỉ đến với một số ít hộ gia đình, còn lại, hàng trăm hộ dân vẫn phải loay hoay với bài toán nước sạch.
Trong khi chính quyền đang nỗ lực tìm lời giải thì hàng trăm hộ dân vẫn phải liều mình sử dụng nguồn nước nhiễm phèn để tắm rửa, giặt đồ… và sử dụng luôn cho nấu ăn, sinh hoạt hàng ngày. Số ít có điều kiện thì sử dụng nguồn nước lọc bình, nhưng cũng chỉ dùng tằn tiện để ăn uống, còn tắm giặt vẫn phải “sống chung với phèn”.
Gia đình ông Bùi Quang Đạt (thôn 2, xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai) chuyển vào vùng đất mới gần 1 năm. Để ổn định cuộc sống nơi ở mới, gia đình ông đã đầu tư hơn 37 triệu đồng khoan giếng. Tuy nhiên, nguồn nước từ giếng khoan của gia đình ông bị nhiễm phèn nặng. Dù biết nguồn nước nhiễm phèn, nhưng gia đình ông vẫn phải sử dụng cho sinh hoạt hằng ngày.
“Bây giờ khoan cũng bị nhiễm phèn, cả khu này ai cũng bị như vậy hết. Gia đình mới chuyển vào nên còn khó khăn lắm, không thể mua nước bình sử dụng hàng ngày được. Biết nước nó nhiễm phèn đấy nhưng giờ không dùng nước này thì biết dùng nước nào đây?”- ông Bùi Quang Đạt cho biết.
Với những hộ gia đình có chút điều kiện hơn, nước đóng bình trở thành “cứu cánh” cho sinh hoạt ăn, uống. Còn tắm, giặt vẫn phải sử dụng nguồn nước bị nhiễm phèn.
Bà Ngô Thị Nhương (thôn 1, xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai) cho hay, gia đình bà chuyển vào đây sinh sống, buôn bán đã hai năm rồi. Từ lúc chuyển vào đây nghe người dân nói nguồn nước giếng không đảm bảo nên gia đình sử dụng nước bình loại 10 lít để phục vụ cho nhu cầu ăn, uống, còn tắm giặt vẫn phải dùng nước giếng. Mỗi tháng gia đình bà sử dụng hơn 10 bình, tính chi phí ra cũng mất từ 100.000 - 120.000 đồng.
Theo ông Lê Văn Trung, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Ia H’Drai, hiện nhu cầu sử dụng nguồn nước sạch, đảm bảo của người dân ở đây rất cao, nhất là khu vực trung tâm huyện. Dù trong thời gian qua, người dân đã chủ động tìm nguồn nước bằng cách khoan, đào, tuy nhiên hầu hết đều bị phèn, mùa khô thì thiếu nước.
Giải bài toán nước sạch cho người dân
Để đảm bảo nguồn nước sạch, hợp vệ sinh, đảm bảo, tạo điều kiện cho người dân nơi huyện mới “an cư lạc nghiệp”, Dự án Cấp nước sinh hoạt trung tâm huyện Ia H’Drai được triển khai xây dựng. Đây là niềm vui, sự kỳ vọng của hàng nghìn người dân nơi vùng biên giới Ia H’Drai.
Theo đó, dự án sẽ được đầu tư với tổng vốn gần 100 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương nằm trong chương trình phát triển kinh tế vùng. Dự án hoàn thành sẽ đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn quy định cho khoảng 12 nghìn người dân thuộc trung tâm huyện Ia H’Drai, xã Ia Dom, một phần xã Ia Tơi và một số đơn vị khác trên địa bàn huyện Ia H’Drai.
Theo ông Lê Văn Trung, đến nay, tiến độ Dự án Cung cấp nước sinh hoạt trung tâm huyện Ia H’Drai đã hoàn thành được khoảng 65% khối lượng công trình. Một số hạng mục quan trọng như khu xử lý, mạng lưới đường ống, đập đầu mối đã hoàn thành tư 60 - 90%.
Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành sớm công trình này vào cuối năm 2019 để thỏa mong đợi của người dân. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số khó khăn cần phải tháo gỡ như một số hạng mục còn vướng về đền bù, thời tiết mưa gió kéo dài khiến thi công gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, hiện nguồn vốn bố trí cho dự án chỉ mới được 1/3 tổng mức đầu tư (mới bố trí 35 tỷ đồng).
Bên cạnh việc khẩn trương hoàn thành dự án trên, để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho các khu vực quan trọng như trường học, trụ sở huyện, xã, thôn… chính quyền huyện Ia H’Drai cũng đã và đang tiến hành đào - khoan giếng.
Ông Lê Văn Trung cho hay, tính đến tháng 7/2019 trên địa bàn đã có 16 dự án giếng khoan; trong đó, 9 giếng khoan đã bàn giao đưa vào khai thác sử dụng, 3 giếng khoan đang thi công và đang tiến hành lập thủ tục đầu tư 4 giếng khoan. Tổng mức đầu tư cho 16 giếng khoan này là khoảng 8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cũng đã có 44 giếng đào với tổng mức đầu tư khoảng 1,3 tỷ đồng. Các công trình giếng khoan, giếng đào này chủ yếu tập trung phục vụ cho những khu vực hệ thống đường ống nước sạch của Dự án cung cấp nước sinh hoạt trung tâm huyện Ia H’Drai không vươn tới.
Quang Thái
TTXVN