Thực tế nhiễm viêm gan vi rút ở nước ta
Việt Nam nằm trong số những nước có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B cao trên thế giới. Theo báo cáo của Bộ Y tế, ước tính năm 2015 có khoảng 7,8 triệu người nhiễm vi rút viêm gan B. Tỷ lệ lưu hành HBsAg giảm đi theo thời gian do việc tiêm phòng vắc xin viêm gan B được triển khai trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Cũng theo báo cáo của Bộ Y tế, năm 2015 có khoảng 1 triệu người nhiễm HCV. Tỉ lệ hiện nhiễm vi rút viêm gan C trong quần thể chung ở phía Bắc là 0,38- 1,7% và ở phía Nam là 1,0- 4,3%. Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan C cao trên nhóm người nghiện chích ma túy khoảng 50- 70%. Theo kết quả ước tính gánh nặng bệnh tật do viêm gan vi rút B, C, đến năm 2030, tỉ lệ nhiễm vi rút viêm gan b, C giảm, nhưng số tử vong liên quan đến ung thư gan và xơ gan sẽ tăng lên.
Hậu quả khi bị nhiễm vi rút viêm gan B, C là gì?
Khi nhiễm vi rút viêm gan B, C có thể diễn biến viêm gan vi rút cấp tính hoặc tiến triển thành mạn tính.Viêm gan B, C cấp xảy ra thường trong vòng 6 tháng sau khi nhiễm bệnh.
Ở trẻ bị nhiễm vi rút viêm gan B sinh ra từ mẹ không có biểu hiện lâm sàng, nhưng khoảng 90% trong số trẻ sinh ra từ mẹ có HBsAg và HBeAg dương tính sẽ trở thành viêm gan vi rút B mạn tính.
Ở người lớn nhiễm vi rút viêm gan B, phần lớn là nhiễm vi rút cấp tính có thể có hoặc không có triệu chứng lâm sàng và thường tự khỏi, chỉ khoảng 5 - 10% trở thành viêm gan vi rút B mạn tính. Người nhiễm vi rút viêm gan C, khoảng 20% có các dấu hiệu như vàng da, buồn nôn, nôn và đau bụng sau khi họ mới bị nhiễm. Khoảng 15% - 45% số người bị nhiễm vi rút viêm gan C có khả năng tự loại bỏ vi rút trong vòng từ 2 đến 6 tháng. Những người không thể tự loại bỏ được vi rút trong vòng 6 tháng được gọi là nhiễm vi rút mạn tính.
Nhiều người nhiễm vi rút viêm gan B, C mạn tính, nếu không được theo dõi đánh giá tình trạng bệnh và điều trị kịp thời sẽ tiến triển đến xơ gan hoặc ung thư gan nguyên phát; hoặc tiến triển từ xơ gan thành ung thư gan, cuối cùng là dẫn đến xơ gan và tử vong liên quan đến bệnh gan.
Viêm gan vi rút B, C có điều trị được không?
Đối với điều trị viêm gan vi rút B là điều trị lâu dài để ức chế lâu dài sao chép của vi rút viêm gan B, còn điều trị viêm gan vi rút C là loại bỏ vi rút ra khỏi cơ thể và có thể khỏi bệnh hoàn toàn với các thuốc mới hiện nay.
Hiện nay có thể sử dụng một số thuốc để điều trị viêm gan vi rút B mạn tính. Do vậy người bệnh cần được các thầy thuốc đánh giá để lựa chọn loại thuốc có hiệu quả cao, không kháng thuốc như tenofovir disoproxil fumarate (TDF), entecavir hoặc tenofovir alafenamide fumarate (TAF)… Điều trị viêm gan vi rút B mạn tính là điều trị lâu dài, do đó người bệnh phải tuân thủ điều trị uống thuốc, tái khám định kỳ. Hiện nay thuốc điều trị viêm gan vi rút B được bảo hiểm y tế chi trả nên người bệnh dễ dàng có thể tiếp cận điều trị viêm gan vi rút B.
Đã có các thuốc điều trị viêm gan C mới, gọi là thuốc kháng vi rút trực tiếp (DAA). Một số thuốc DAA mới như sofosbuvir, ledipasvir, daclatasvir, velpatasvir….đã có mặt tại Việt Nam với thời gian điều trị ngắn hơn, dễ sử dụng, ít tác dụng phụ, hiệu quả điều trị cao nhưng hiện chi phí còn cao, thuốc chưa được bảo hiểm y tế chi trả. Ngoài ra, nhiều thuốc điều trị viêm gan vi rút C có tương tác với nhiều loại thuốc khác. Do đó, người bệnh cần phải được đánh giá các bệnh kèm theo với các loại thuốc đang điều trị như thuốc chống lao rifampicine, các thuốc điều trị HIV, thuốc điều trị bệnh tim mạch...để đảm bảo hiệu quả điều trị cũng như không xảy ra các biến cố bất lợi không mong muốn.
Người nhiễm vi rút viêm gan B, C chưa điều trị hay đang điều trị vẫn phải áp dụng các biện pháp duy trì sức khỏe khác như tránh hoặc không nên sử dụng đồ uống có cồn, bao gồm rượu, bia; tránh tự ý uống các loại thuốc, kể cả thảo dược mà không có chỉ dẫn của bác sĩ; duy trì lối sống lành mạnh, hợp lý, chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng dinh dưỡng, tránh thừa cân, tập thể dục đều đặn hàng ngày.
Người bệnh nhiễm vi rút viêm gan B, C có thể lây truyền cho người khác và người đã nhiễm viêm gan C vẫn có thể bị tái nhiễm viêm gan C, sau khi đã được điều trị khỏi. Do vậy người nhiễm vi rút viêm gan B, C cần phải áp dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm cho cộng đồng.
Làm thế nào để dự phòng lây truyền vi rút viêm gan B, C ?
An toàn truyền máu và các chế phẩm của máu
Hiện nay việc sàng lọc HbsAg, anti-HCV đã được thực hiện bắt buộc (cùng kháng thể kháng HIV) trong dịch vụ truyền máu ở hầu hết các nước châu Á, trong đó sử dụng xét nghiệm acid nucleic (NAT) để phát hiện vi rút viêm gan B, C cũng đang được mở rộng. Chi phí cao đối với xét nghiệm này là một hạn chế lớn, nhưng NAT đã được quy định bắt buộc trong sàng lọc truyền máu ở các nước phát triển.
Áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn
Nguyên tắc của phòng ngừa chuẩn là coi tất cả máu và các dịch cơ thể đều có nguy cơ lây nhiễm, không phụ thuộc vào chẩn đoán và tình trạng của người bệnh. Phòng ngừa chuẩn là các thực hành cơ bản và tối thiểu được áp dụng trong quá trình chăm sóc và điều trị cho tất cả người bệnh tại các cơ sở y tế. Phòng ngừa chuẩn bao gồm vệ sinh tay, sử dụng các dụng cụ bảo vệ (găng tay, khẩu trang, áo choàng), kiểm soát môi trường, quản lý các vật sắc nhọn. Nhân viên y tế phơi nhiễm với máu của người bệnh nhiễm HBV hoặc ngược lại người bệnh phơi nhiễm với máu của nhân viên y tế nhiễm HBV trong quá trình thực hiện bất kỳ thủ thuật y tế nào cần được xử lý theo quy trình dự phòng chuẩn sau phơi nhiễm.
Dự phòng lây truyền vi rút viêm gan B, C tại các nhóm nguy cơ cao và trong cộng đồng
Áp dụng các biện pháp giảm tác hại như sử dụng dụng cụ tiêm chích riêng, điều trị methadone đối với người sử dụng ma túy; sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, đặc biệt với các cặp đôi đồng tính nam và/hoặc nhiễm HIV; chỉ sử dụng các dụng cụ nha khoa, làm đẹp như xăm, xỏ khuyên đảm bảo vô trùng. Không dùng chung dao cạo, bàn chải đánh răng với người nhiễm viêm gan C; tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho trẻ sinh ra trong vòng 24 giờ đầu. Phụ nữ mang thai nhiễm vi rút viêm gan B cần được đánh giá, tư vấn và áp dụng các can thiệp dự phòng lây truyền vi rút viêm gan B theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Mục tiêu điều trị viêm gan vi rút B, C là phòng ngừa xơ gan, bệnh gan giai đoạn cuối, ung thư gan, tử vong do bệnh gan và dự phòng lây truyền ra cộng đồng.
Việt Nam nằm trong số những nước có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B cao trên thế giới. Theo báo cáo của Bộ Y tế, ước tính năm 2015 có khoảng 7,8 triệu người nhiễm vi rút viêm gan B. Tỷ lệ lưu hành HBsAg giảm đi theo thời gian do việc tiêm phòng vắc xin viêm gan B được triển khai trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Cũng theo báo cáo của Bộ Y tế, năm 2015 có khoảng 1 triệu người nhiễm HCV. Tỉ lệ hiện nhiễm vi rút viêm gan C trong quần thể chung ở phía Bắc là 0,38- 1,7% và ở phía Nam là 1,0- 4,3%. Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan C cao trên nhóm người nghiện chích ma túy khoảng 50- 70%. Theo kết quả ước tính gánh nặng bệnh tật do viêm gan vi rút B, C, đến năm 2030, tỉ lệ nhiễm vi rút viêm gan b, C giảm, nhưng số tử vong liên quan đến ung thư gan và xơ gan sẽ tăng lên.
Cấu tạo vi rút viêm gan C. |
Hậu quả khi bị nhiễm vi rút viêm gan B, C là gì?
Khi nhiễm vi rút viêm gan B, C có thể diễn biến viêm gan vi rút cấp tính hoặc tiến triển thành mạn tính.Viêm gan B, C cấp xảy ra thường trong vòng 6 tháng sau khi nhiễm bệnh.
Ở trẻ bị nhiễm vi rút viêm gan B sinh ra từ mẹ không có biểu hiện lâm sàng, nhưng khoảng 90% trong số trẻ sinh ra từ mẹ có HBsAg và HBeAg dương tính sẽ trở thành viêm gan vi rút B mạn tính.
Ở người lớn nhiễm vi rút viêm gan B, phần lớn là nhiễm vi rút cấp tính có thể có hoặc không có triệu chứng lâm sàng và thường tự khỏi, chỉ khoảng 5 - 10% trở thành viêm gan vi rút B mạn tính. Người nhiễm vi rút viêm gan C, khoảng 20% có các dấu hiệu như vàng da, buồn nôn, nôn và đau bụng sau khi họ mới bị nhiễm. Khoảng 15% - 45% số người bị nhiễm vi rút viêm gan C có khả năng tự loại bỏ vi rút trong vòng từ 2 đến 6 tháng. Những người không thể tự loại bỏ được vi rút trong vòng 6 tháng được gọi là nhiễm vi rút mạn tính.
Nhiều người nhiễm vi rút viêm gan B, C mạn tính, nếu không được theo dõi đánh giá tình trạng bệnh và điều trị kịp thời sẽ tiến triển đến xơ gan hoặc ung thư gan nguyên phát; hoặc tiến triển từ xơ gan thành ung thư gan, cuối cùng là dẫn đến xơ gan và tử vong liên quan đến bệnh gan.
Mục tiêu điều trị viêm gan vi rút B, C là phòng ngừa xơ gan, bệnh gan giai đoạn cuối, ung thư gan, tử vong do bệnh gan và dự phòng lây truyền ra cộng đồng. |
Viêm gan vi rút B, C có điều trị được không?
Đối với điều trị viêm gan vi rút B là điều trị lâu dài để ức chế lâu dài sao chép của vi rút viêm gan B, còn điều trị viêm gan vi rút C là loại bỏ vi rút ra khỏi cơ thể và có thể khỏi bệnh hoàn toàn với các thuốc mới hiện nay.
Hiện nay có thể sử dụng một số thuốc để điều trị viêm gan vi rút B mạn tính. Do vậy người bệnh cần được các thầy thuốc đánh giá để lựa chọn loại thuốc có hiệu quả cao, không kháng thuốc như tenofovir disoproxil fumarate (TDF), entecavir hoặc tenofovir alafenamide fumarate (TAF)… Điều trị viêm gan vi rút B mạn tính là điều trị lâu dài, do đó người bệnh phải tuân thủ điều trị uống thuốc, tái khám định kỳ. Hiện nay thuốc điều trị viêm gan vi rút B được bảo hiểm y tế chi trả nên người bệnh dễ dàng có thể tiếp cận điều trị viêm gan vi rút B.
Đã có các thuốc điều trị viêm gan C mới, gọi là thuốc kháng vi rút trực tiếp (DAA). Một số thuốc DAA mới như sofosbuvir, ledipasvir, daclatasvir, velpatasvir….đã có mặt tại Việt Nam với thời gian điều trị ngắn hơn, dễ sử dụng, ít tác dụng phụ, hiệu quả điều trị cao nhưng hiện chi phí còn cao, thuốc chưa được bảo hiểm y tế chi trả. Ngoài ra, nhiều thuốc điều trị viêm gan vi rút C có tương tác với nhiều loại thuốc khác. Do đó, người bệnh cần phải được đánh giá các bệnh kèm theo với các loại thuốc đang điều trị như thuốc chống lao rifampicine, các thuốc điều trị HIV, thuốc điều trị bệnh tim mạch...để đảm bảo hiệu quả điều trị cũng như không xảy ra các biến cố bất lợi không mong muốn.
Người nhiễm vi rút viêm gan B, C chưa điều trị hay đang điều trị vẫn phải áp dụng các biện pháp duy trì sức khỏe khác như tránh hoặc không nên sử dụng đồ uống có cồn, bao gồm rượu, bia; tránh tự ý uống các loại thuốc, kể cả thảo dược mà không có chỉ dẫn của bác sĩ; duy trì lối sống lành mạnh, hợp lý, chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng dinh dưỡng, tránh thừa cân, tập thể dục đều đặn hàng ngày.
Người bệnh nhiễm vi rút viêm gan B, C có thể lây truyền cho người khác và người đã nhiễm viêm gan C vẫn có thể bị tái nhiễm viêm gan C, sau khi đã được điều trị khỏi. Do vậy người nhiễm vi rút viêm gan B, C cần phải áp dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm cho cộng đồng.
Người bệnh viêm gan B, C cần uống thuốc đầy đủ và tái khám định kỳ. |
Làm thế nào để dự phòng lây truyền vi rút viêm gan B, C ?
An toàn truyền máu và các chế phẩm của máu
Hiện nay việc sàng lọc HbsAg, anti-HCV đã được thực hiện bắt buộc (cùng kháng thể kháng HIV) trong dịch vụ truyền máu ở hầu hết các nước châu Á, trong đó sử dụng xét nghiệm acid nucleic (NAT) để phát hiện vi rút viêm gan B, C cũng đang được mở rộng. Chi phí cao đối với xét nghiệm này là một hạn chế lớn, nhưng NAT đã được quy định bắt buộc trong sàng lọc truyền máu ở các nước phát triển.
Áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn
Nguyên tắc của phòng ngừa chuẩn là coi tất cả máu và các dịch cơ thể đều có nguy cơ lây nhiễm, không phụ thuộc vào chẩn đoán và tình trạng của người bệnh. Phòng ngừa chuẩn là các thực hành cơ bản và tối thiểu được áp dụng trong quá trình chăm sóc và điều trị cho tất cả người bệnh tại các cơ sở y tế. Phòng ngừa chuẩn bao gồm vệ sinh tay, sử dụng các dụng cụ bảo vệ (găng tay, khẩu trang, áo choàng), kiểm soát môi trường, quản lý các vật sắc nhọn. Nhân viên y tế phơi nhiễm với máu của người bệnh nhiễm HBV hoặc ngược lại người bệnh phơi nhiễm với máu của nhân viên y tế nhiễm HBV trong quá trình thực hiện bất kỳ thủ thuật y tế nào cần được xử lý theo quy trình dự phòng chuẩn sau phơi nhiễm.
Dự phòng lây truyền vi rút viêm gan B, C tại các nhóm nguy cơ cao và trong cộng đồng
Áp dụng các biện pháp giảm tác hại như sử dụng dụng cụ tiêm chích riêng, điều trị methadone đối với người sử dụng ma túy; sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, đặc biệt với các cặp đôi đồng tính nam và/hoặc nhiễm HIV; chỉ sử dụng các dụng cụ nha khoa, làm đẹp như xăm, xỏ khuyên đảm bảo vô trùng. Không dùng chung dao cạo, bàn chải đánh răng với người nhiễm viêm gan C; tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho trẻ sinh ra trong vòng 24 giờ đầu. Phụ nữ mang thai nhiễm vi rút viêm gan B cần được đánh giá, tư vấn và áp dụng các can thiệp dự phòng lây truyền vi rút viêm gan B theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Mục tiêu điều trị viêm gan vi rút B, C là phòng ngừa xơ gan, bệnh gan giai đoạn cuối, ung thư gan, tử vong do bệnh gan và dự phòng lây truyền ra cộng đồng.
Theo suckhoedoisong.vn