|
Điện thờ Vua Đinh Tiên Hoàng có cấu trúc hai phần: Bái đường và chính cung. Tòa bái đường để bàn thờ cộng đồng. Trên bàn thờ là nhang án được chạm trổ rất đẹp, thuộc về thế kỷ 17. Ảnh: Minh Đức - TTXVN |
Vị trí của đền thuộc trung tâm thành Đông của kinh đô Hoa Lư xưa, là nơi duy nhất ở Việt Nam thờ đồng thời Vua Đinh Tiên Hoàng, cha mẹ ông cùng các con trai và có bài vị thờ các tướng triều Đinh. Cùng với đền Vua Lê, đền Vua Đinh được xếp hạng "Top 100 công trình 100 tuổi nổi tiếng ở Việt Nam".
|
Đền vua Đinh được xây dựng theo kiểu đăng đối trên trục thần đạo. Bắt đầu từ hồ bán nguyệt và kết thúc ở Chính cung. Hồ bán nguyệt xây dựng theo kiểu kiến trúc cung đình xưa. Ảnh: Minh Đức - TTXVN |
|
Đền Đinh Tiên Hoàng là một công trình kiến trúc độc đáo với nhiều cổ vật quý hiếm được bảo tồn, như gạch xây cung điện có khắc chữ Đại Việt quốc quân thành chuyên, cột kinh Phật khắc chữ Phạn, các bài bia ký… Ảnh: Minh Đức - TTXVN |
|
Một bức tranh sống động được chạm khắc lên gỗ do các nghệ nhân từ thế kỷ 17 thể hiện nét cổ kính, di sản quý giá còn lưu giữ lại được hàng trăm năm qua trong đền. Ảnh: Minh Đức - TTXVN |
|
Kiến trúc độc đáo xây dựng đền vua Đinh chủ đạo vẫn là nghệ thuật chạm khắc gỗ, đá do các nghệ nhân dân gian của Việt Nam thế kỷ 17. Ảnh: Minh Đức - TTXVN |
|
Đền được lợp ngói âm dương, trên nóc có hình "lưỡng long chầu nguyệt". Ảnh: Minh Đức - TTXVN |
|
Đền vua Đinh Tiên Hoàng nằm cách đền Vua Lê Đại Hành (bên phải) 300 mét. Ảnh: Minh Đức - TTXVN |
|
Đi hết chính đạo, qua hai trụ cột lớn là đến sân rồng. Giữa sân rồng có một long sàng bằng đá chung quanh chạm nổi. Hai bên sập rồng có hai con nghê đá chầu, được tạc trên hai tảng đá xanh nguyên khối. Ảnh: Minh Đức - TTXVN |
|
Trải qua hàng trăm năm với nhiều biến cố, thăng trầm của lịch sử, đến nay đền thờ vẫn giữ được nguyên vẻ đẹp cổ kính, uy nghi. Ảnh: Minh Đức - TTXVN |
Minh Đức