Vinh danh 42 công trình văn nghệ dân gian xuất sắc năm 2018

Vinh danh 42 công trình văn nghệ dân gian xuất sắc năm 2018
Công trình, tác phẩm “Tượng thờ Hindu giáo từ đền tháp Chăm đến chùa miếu Việt Nam” của nhóm tác giả Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, do tác giả Nguyễn Hữu Thông làm chủ biên, đoạt giải Nhất Giải thưởng Văn nghệ dân gian Việt Nam năm 2018. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN
Công trình, tác phẩm “Tượng thờ Hindu giáo từ đền tháp Chăm đến chùa miếu Việt Nam” của nhóm tác giả Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, do tác giả Nguyễn Hữu Thông làm chủ biên, đoạt giải Nhất Giải thưởng Văn nghệ dân gian Việt Nam năm 2018. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN

Ghi nhận từ Hội đồng chấm giải, năm 2018 Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam nhận được 67 công trình tham dự giải. Tuy số lượng tham dự giảm so với mọi năm nhưng các công trình được phân bố tương đối đồng đều trên 5 lĩnh vực chuyên ngành. Trong số 42 công trình được trao giải có 17 công trình về Ngữ văn và Lý luận văn hóa dân gian; 14 công trình về Phong tục tập quán, Lễ hội, Địa chỉ văn hóa dân gian; 3 công trình Văn hóa ẩm thực, Nghề cổ truyền và Tri thức dân gian; 3 công trình Nghệ thuật tạo hình dân gian; 5 công trình Nghệ thuật biểu diễn dân gian.

Trao giải Nhì A cho các tác giả đoạt Giải thưởng Văn nghệ dân gian Việt Nam năm 2018. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN
Trao giải Nhì A cho các tác giả đoạt Giải thưởng Văn nghệ dân gian Việt Nam năm 2018. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN

Tại lễ trao Giải thưởng Văn nghệ dân gian Việt Nam năm 2018, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh vui mừng cho biết: Bên cạnh những công trình mang tính chất sưu tầm, đã có những công trình nghiên cứu trường hợp (case stady) trên cơ sở những lý thuyết về đặc trưng, quá trình vận hành lịch sử của khoa văn hóa dân gian học.

Trao giải Nhì B cho các tác giả đoạt Giải thưởng Văn nghệ dân gian Việt Nam năm 2018. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN
Trao giải Nhì B cho các tác giả đoạt Giải thưởng Văn nghệ dân gian Việt Nam năm 2018. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN

Các công trình này chiếm khoảng 10% trong tổng số công trình dự thi. Điển hình như các công trình: “Tượng Hindu giáo từ đến tháp Chăm đến chùa miếu Việt”, “Tuyển tập  nghiên cứu, phê bình âm nhạc truyền thống Việt Nam”, “Thần thoại về mặt trời ở Việt Nam”, “Tạo hình và trang trí trên bàn thờ Phật bằng đá”, “Tháp cổ Chăm Pa”, “Góp phần nghiên cứu so sánh truyện dân gian hai dân tộc người Mã Lai Đa đảo và Môn –Khơ-me ở Trường Sơn-Tây Nguyên”… Số còn lại chủ yếu là các công trình sưu tầm, trong đó có một số công trình có đóng góp phát hiện những nội dung xưa nay chưa có.

Các nghệ nhân nhận danh hiệu Nghệ nhân dân gian Việt Nam. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN
Các nghệ nhân nhận danh hiệu Nghệ nhân dân gian Việt Nam.
Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN

Dịp này, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian Việt Nam năm 2018 đợt 1 cho 21 nghệ nhân; mừng thọ cho các hội viên cao tuổi; trao Bằng khen cho tập thể Câu lạc bộ Hò Cửa Đình và múa hát Bài Bông thôn Phú Nhiêu, xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội vì đã có nhiều đóng góp trong việc truyền dạy, gìn giữ Hò Cửa Đình và múa hát Bài Bông nhiều năm qua.

Ban Tổ chức mừng thọ các hội viên 90 tuổi. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN
Ban Tổ chức mừng thọ các hội viên 90 tuổi. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN
Mỹ Bình

Có thể bạn quan tâm

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Nằm trong vùng núi cao của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, xã Hang Kia và Pà Cò là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Mông, một dân tộc có nền văn hóa lâu đời với những giá trị truyền thống đặc sắc. Trong đó, nghề dệt, thêu thổ cẩm là một phần quan trọng trong đời sống của người dân nơi đây.

Phát triển kinh tế từ di sản văn hóa Huế

Phát triển kinh tế từ di sản văn hóa Huế

Là vùng đất giàu giá trị di sản và văn hóa, Thừa Thiên - Huế đang nỗ lực bảo tồn, khai thác hiệu quả hệ thống di sản đồ sộ nhằm mang lại sức sống mới cho di sản đồng thời mang về nguồn thu lớn cho cộng đồng, thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững.

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị". Hai dự án có tổng kinh phí đầu tư 170 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách Trung ương.

48 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc "80 năm Quân đội Anh hùng"

48 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc "80 năm Quân đội Anh hùng"

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, ngày 17/12, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức trao giải Cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024 với chủ đề "80 năm Quân đội Anh hùng".

Hàng tuần, nhà hát nghệ thuật hát bội thành phố Hồ Chí Minh vẫn sáng đèn phục vụ người dân. Ảnh: An Hiếu

Hát bội - từ cung đình đến chốn dân gian

Hát bội là loại hình âm nhạc, diễn xướng xuất hiện trong cung đình hàng trăm năm trước, theo thời gian dần len lỏi vào cuộc sống người dân và trở thành văn hóa truyền thống, gắn với những lễ cúng đình, miếu của người dân Nam Bộ nói chung và tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Xuất bản Cuốn sách song ngữ về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh​

Xuất bản Cuốn sách song ngữ về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh​

Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa phát hành cuốn sách song ngữ Việt – Anh: “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tiểu sử và sự nghiệp” do Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn đã khái quát về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Lan tỏa nét đẹp văn hóa trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Lan tỏa nét đẹp văn hóa trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 đã khai mạc tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị với sự tham gia của 1.500 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên đến từ 16 tỉnh, thành trong cả nước. Sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức. Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam - Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, Ngày hội đã diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi.

Đua ghe ngo là phần hấp dẫn nhất trong Lễ hội Ook Om Bok , một trong 3 lễ hội lớn của người Khmer, bên cạnh Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay và lễ cúng ông bà Sene Dolta. Ảnh: An HIếu

Khám phá nét độc đáo qua Lễ hội đua ghe Ngo truyền thống của đồng bào Khmer Sóc Trăng

Đối với đồng bào Khmer nói chung và đồng bào Khmer Sóc Trăng nói riêng, chiếc ghe ngo có vị trí vô cùng quan trọng, được xem là vị thần bảo vệ sự bình yên, là hiện thân của tình đoàn kết và sức mạnh thôn xóm. Vì thế, khi có ghe ngo thì bà con Khmer từ trẻ đến già đều thể hiện sự trân trọng và yêu thích khi được góp sức cho đội ghe và thôn xóm của mình, nhiều gia đình sẵn sàng tự bỏ tiền để lo cho cả đội ghe ngo từ lúc tập luyện cho đến ngày khai hội.

Tưng bừng Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi lần đầu ở Bình Thuận

Tưng bừng Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi lần đầu ở Bình Thuận

Tối 11/12, tại thành phố Phan Thiết, Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Thuận lần thứ nhất năm 2024 với chủ đề “Bảo tồn, phát huy và lan tỏa bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số và miền núi gắn với phát triển du lịch” chính thức khai mạc.

Với nghệ thuật kiến trúc đặc sắc và ấn tượng, với gam màu trắng làm chủ đạo, với các hoạt tiết trang trí ánh vàng ánh bắt mắt, Chùa Peam Buôl Thmây tọa lạc ở Khóm 5, Phường 4, Thành phố Sóc Trăng, đang là một trong những điểm "check in" lý tưởng khi du khách đặt chân đến Sóc Trăng. Ảnh: An Hiếu

Giá trị truyền thống từ các ngôi chùa Khmer tại Sóc Trăng

Có thể nói, với đồng bào Khmer, ngôi chùa là nơi chứa đựng những giá trị tâm linh, tín ngưỡng thiêng liêng, sâu sắc, nơi sinh hoạt tôn giáo, trung tâm sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư trong phum, sóc. Là nơi đồng bào Khmer tập trung đông nhất, chiếm khoảng 30 % dân số, Sóc Trăng hiện có 92 ngôi chùa Khmer, trong đó có 2 ngôi chùa (chùa Kh’leang, chùa Dơi) được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Phát huy giá trị Di sản văn hóa Chăm trong phát triển du lịch

Phát huy giá trị Di sản văn hóa Chăm trong phát triển du lịch

Tỉnh Ninh Thuận đang tập trung khai thác tối đa giá trị của các di sản văn hóa, đặc biệt là Di sản văn hóa Chăm để góp phần thúc đẩy phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đây không chỉ là định hướng mà còn là cơ hội để bảo tồn, quảng bá những giá trị văn hóa độc đáo của địa phương nhằm thu hút đông đảo du khách đến khám phá, trải nghiệm.

Điểm nhấn văn hóa về đêm ở phố biển Nha Trang

Điểm nhấn văn hóa về đêm ở phố biển Nha Trang

Thời gian gần đây, du khách đến Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) được trải nghiệm nét văn hóa độc đáo và đầy ý nghĩa qua hai chương trình biểu diễn đặc biệt mang tên: “Linh thiêng xứ Trầm” và “Trăng soi dáng tháp”.