Khu vực Nam Trung bộ là vùng đất giàu di sản văn hóa, gắn liền với chiều dài lịch sử của cả dân tộc. Dặm dài các tỉnh từ Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên đến Khánh Hòa, hệ thống di tích Chăm rất phong phú với nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật, bia ký, di tích khảo cổ học... có giá trị kiến trúc, lịch sử, văn hóa. Trong đó, tiêu biểu nhất là hệ thống các tháp Chăm với tuổi đời hàng nghìn năm.
Khu vực Nam Trung bộ là vùng đất giàu di sản văn hóa, gắn liền với chiều dài lịch sử của cả dân tộc. Dặm dài các tỉnh từ Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên đến Khánh Hòa, hệ thống di tích Chăm rất phong phú với nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật, bia ký, di tích khảo cổ học... có giá trị kiến trúc, lịch sử, văn hóa. Trong đó, tiêu biểu nhất là hệ thống các tháp Chăm với tuổi đời hàng nghìn năm.
Ngày 22/11, Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Định phối hợp tổ chức tọa đàm với chủ đề: Phát huy các di tích tháp Chăm trong phát triển du lịch”. Nhiều nhà quản lý trên lĩnh vực văn hóa du lịch, các nhà tổ chức tour, các công ty lữ hành…đã tham dự.
Sau khi báo chí trong những ngay qua liên tục phản ánh dự án Xây dựng, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích tại tháp Bánh Ít đang triển khai thi công đã xâm phạm nghiêm trọng đến di tích cấp quốc gia này, chiều 11/3, liên Sở Văn hóa và Thể Thao - Sở Xây dựng Bình Định đã ra thông cáo báo chí giải thích, trả lời một số vấn đề liên quan. Tuy nhiên, nhiều nội dung báo chí phản ánh vẫn chưa được làm rõ.
Những ngày qua, dư luận tỉnh Bình Định đặc biệt quan tâm đến Dự án xây dựng, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Tháp Bánh Ít tại xã Phước Hiệp (huyện Tuy Phước) sau khi bị Thanh tra Sở Xây dựng yêu cầu ngừng thi công bằng máy cơ giới. Nhiều người dân và các chuyên gia càng lo lắng hơn khi một số hạng mục của dự án này đang được xây dựng, tu bổ bằng gạch đá và bê tông.
Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn Phan Hộ cho biết: Sau nhiều ngày tiến hành trùng tu, ngày 28/4, các chuyên gia Ấn Độ và Việt Nam đã tiếp cận nhóm tháp A được coi là trung tâm của Khu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Tại đây, các chuyên gia sẽ tiến hành một cách thận trọng việc trùng tu các chi tiết của các tháp A1, A8, A10, A11, A12 và A13 theo nguyên tắc bảo tồn nguyên vẹn tốt nhất có thể các giá trị cổ xưa của Di sản.
Cùng với các loại hình du lịch biển, trong những năm qua, Bình Thuận chú trọng phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa. Nhiều di tích lịch sử văn hóa gắn với các lễ hội từ lâu đã thành “điểm hút” khách du lịch đến với Bình Thuận.
42 công trình xuất sắc năm 2018 được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam vinh danh và trao giải ngày 22/12 tại Hà Nội. Trong đó có 1 giải Nhất, 3 giải Nhì A, 8 giải Nhì B, 15 giải Ba A, 10 giải Ba B và 5 giải Khuyến khích. Giải Nhất được trao cho công trình “Tượng Hindu giáo từ đến tháp Chăm đến chùa miếu Việt” của Chi hội Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, thuộc Hội Văn nghệ dân gian thành phố Huế.
Chiều 27/6, tại Sở Văn hóa & Thể thao tỉnh Bình Định (thành phố Quy Nhơn, Bình Định) đã diễn ra Hội nghị “Báo cáo kết quả khai quật khảo cổ phế tích tháp Chà Rây” do Sở Văn hóa & Thể thao Bình Định phối hợp với Viện nghiên cứu Kinh thành (Viện hàn lâm Khoa học Việt Nam) tổ chức. Trong các phế tích tháp Chăm đã được khai quật ở Bình Định, phế tích tháp Chà Rây được các nhà nghiên cứu đánh giá là có mặt bằng di tích đầy đủ nhất, cung cấp nhiều tư liệu quý về quy mô, cấu trúc, nghệ thuật, kỹ thuật xây dựng…
Tháp Hòa Lai gồm tháp Bắc và tháp Nam thuộc địa bàn xã Bắc Phong (huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận) một trong những cụm tháp Chăm được xây dựng vào cuối thế kỷ VIII đầu thế kỷ IX, mang phong cách kiến trúc điển hình thành công nhất của thời kỳ này, hiện nay vẫn còn khá nguyên vẹn.
Đến huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, sau khi ghé thăm Bảo tàng Quang Trung, du khách không thể không đến tham quan, chiêm ngưỡng một kiệt tác nổi bật trong nghệ thuật kiến trúc Champa ở vùng Tây Sơn hạ đạo: cụm tháp Dương Long (tại thôn An Chánh, xã Tây Bình).
Nhóm đền tháp Pô Sah Inư nằm trên đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hài, cách trung tâm thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) khoảng 7 km về phía Đông Bắc. Được xây dựng từ thế kỷ 9 theo phong cách Hòa Lai, nhóm đền tháp này mang đậm nét kiến trúc Chăm truyền thống.