Dạy nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Vũ Quang Đán - TTXVN |
Trong đó, Trung ương hỗ trợ trên 90 tỷ đồng, nguồn vay tín dụng ưu đãi khoảng 180 tỷ đồng (chưa bao gồm kinh phí cấp bù lãi suất và chi phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội), còn lại khoảng 17 tỷ đồng lấy từ ngân sách địa phương.
Cụ thể, nguồn vốn sẽ được bố trí để hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt là hơn 98 tỷ đồng, nguồn vốn để hỗ trợ sắp xếp, ổn định dân cư là gần 10 tỷ đồng và hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi khoảng 181 tỷ đồng (chưa bao gồm kinh phí cấp bù lãi suất và chi phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội).
Gần 2.000 hộ sẽ được hỗ trợ mỗi hộ 15 triệu đồng để tạo quỹ đất sản xuất, trên 5.700 hộ được hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ đê chuyển đổi nghề, nhứng hộ này còn được vay vốn ưu đãi tại Ngân hàng chính sách xã hội. Đối với hơn 750 hộ hộ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách chưa có đất ở, chính quyền cấp huyện sẽ tạo quỹ đất giao đảm bảo tối thiểu là 200m2/hộ và tối đa 400m2/hộ. Hỗ trợ cho trên 15.500 hộ, mỗi hộ 1,5 triệu đồng để xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt.
Ngoài ra, trong năm 2018 tỉnh sẽ bố trí, sắp xếp ổn định chổ ở cho khoảng 107 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số đang sống trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ sạt lở. Những chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt và chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện trên nguyên tắc hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình.
Mục tiêu đến năm 2020 là tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giảm từ 4%/năm trở lên; khoảng 38% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; trên 11% hộ nghèo được vay vốn để tạo quỹ đất sản xuất và thực hiện chuyển đổi nghề và trên 12% hộ nghèo được hỗ trợ thực hiện chuyển đổi nghề, cuộc sống đồng bào từng bước cải thiện, nâng cao.
Nguyễn Văn Tý