Tuyên Quang chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số trên quê hương cách mạng

Theo chương trình hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán, Gia đình bà Triệu Thị De, thôn Tân Dân xã Hợp Hòa được hỗ trợ téc nước giúp gia đình chứa nước sạch sinh hoạt không phải đựng nước vào xô, chậu như trước nữa. Ảnh: Thu Huyền
Theo chương trình hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán, Gia đình bà Triệu Thị De, thôn Tân Dân xã Hợp Hòa được hỗ trợ téc nước giúp gia đình chứa nước sạch sinh hoạt không phải đựng nước vào xô, chậu như trước nữa. Ảnh: Thu Huyền

Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang luôn quan tâm, chú trọng thực hiện các chương trình, chính sách để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Tại huyện Sơn Dương, việc thực hiện tốt công tác dân tộc, chính sách dân tộc đã giúp đồng bào phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống, thêm củng cố bền chặt khối đại đoàn kết dân tộc.

Tuyên Quang chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số trên quê hương cách mạng ảnh 1Được nhà nước đầu tư xây dựng đường bê tông nông thôn, ông Nông Ngọc Hạo, thôn Quan Hạ, Trung Yên, huyện Sơn Dương tự nguyện hiến khoảng 300 m2 đất sản xuất để thôn làm đường. Ảnh: Thu Huyền

Huyện Sơn Dương có 22 dân tộc anh em cùng sinh sống, chiếm trên 46 % dân số toàn huyện. Bà Nguyễn Thị Tuyến, Trưởng phòng Dân tộc huyện Sơn Dương cho biết, để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, huyện Sơn Dương đang triển khai một số chương trình dự án như Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Đề án phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vùng đồng bào dân tộc Mông; chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế,...qua đó, hỗ trợ ổn định cuộc sống, giải quyết các vấn đề xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cư, thực hiện đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Cũng theo bà Nguyễn Thị Tuyến, hệ thống kết cấu hạ tầng vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn từng bước được đầu tư xây dựng, chính sách an sinh xã hội được nâng cao nhất là những chính sách hỗ trợ cho người nghèo, đồng bào ở vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ít người được triển khai đầy đủ, kịp thời. Từ đầu năm đến nay, 94 hộ được hỗ trợ xây dựng nhà ở, 31 hộ hỗ trợ chuyển đổi nghề, cấp phát trên 30 nghìn thẻ bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Tuyên Quang chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số trên quê hương cách mạng ảnh 2Theo chương trình hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán, Gia đình bà Triệu Thị De, thôn Tân Dân xã Hợp Hòa được hỗ trợ téc nước giúp gia đình chứa nước sạch sinh hoạt không phải đựng nước vào xô, chậu như trước nữa. Ảnh: Thu Huyền

Tại xã Bình Yên, huyện Sơn Dương, công trình đường giao thông thôn Tân Yên dài 307 m gồm 2 tuyến đường đã hoàn thành đưa vào sử dụng trong tháng 5/2023. Ông Vương Ngọc Vản, Chủ tịch UBND xã Bình Yên cho biết công trình đường giao thông thôn Tân Yên có kinh phí xây dựng 500 triệu đồng là công trình được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN trên địa bàn xã Bình Yên. Công trình tạo thuận lợi cho người dân đi lại và lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, đồng thời, góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn ở địa phương.

Cũng theo ông Vương Ngọc Vản, cùng nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, công trình cải tạo, nâng cấp hồ thủy lợi thôn Đồng Min đang được triển khai tích cực. Công trình khởi công tháng 4/2023, dự kiến hoàn thành vào tháng 8/2023 với tổng vốn đầu tư 2,8 tỷ đồng, bao gồm 2 hạng mục kè thân đập và nạo vét lòng hồ. Sau khi hoàn thiện và đưa và sử dụng, công trình phục vụ tưới 2 vụ/năm cho trên 25 ha diện tích đất nông nghiệp và phục vụ phát triển du lịch tại xã Bình Yên.

Tuyên Quang chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số trên quê hương cách mạng ảnh 3Công trình dự án cải tạo, nâng cấp hồ thủy lợi thôn Đồng Min, xã Bình Yên, huyện Sơn Dương khởi công tháng 4/2023, dự kiến hoàn thành vào tháng 8/2023, phục vụ tưới 2 vụ/năm cho trên 25 ha diện tích đất nông nghiệp và phục vụ phát triển du lịch tại xã Bình Yên. Ảnh: Thu Huyền

Cùng với việc từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, huyện Sơn Dương chú trọng thực hiện các chương hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập ổn định đời sống tinh thần, vật chất, nâng cao nhận thức chính trị cho đồng bào dân tộc thiểu số. Xã Đông Thọ hiện có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống, chủ yếu là dân tộc Cao Lan, Nùng, Mông, Tày. Trong đó, thôn Tân An có 144 hộ, 99% là dân tộc Mông là thôn còn nhiều khó khăn của xã.

Theo ông Âu Văn Tá, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Đông Thọ cho biết, chính quyền xã Đông Thọ đặc biệt chú trọng, triển khai đồng bộ nhiều chính sách hỗ trợ về nhà ở, chuyển đổi nghề, hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đồng bào dân tộc Mông ở thôn Tân An . Năm 2022, thôn được hỗ trợ trồng 1 ha bí MT, 1.200 con gà lai chọi, 3.300 gốc bò khai, ..., bê tông hóa 1 tuyến đường dân sinh dài 100m và xây dựng 2 cụm loa truyền thanh không dây...Năm 2023, chính quyền địa phương tiếp tục hỗ trợ mô hình trồng cây khoai sọ thơm, khoai môn tím tại 5 hộ gia đình với tổng diện tích 1,7ha; lựa chọn các hộ dân, chuẩn bị đất đai, tập huấn về kỹ thuật để đưa một số giống cây trồng mới mới như cây bí đỏ, cây na dai vào trồng và chăm sóc.

Tuyên Quang chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số trên quê hương cách mạng ảnh 4Cơ sở hạ tầng các trường học tại các thôn khó khăn trên địa bàn được đầu tư xây dựng giúp con em đồng bào các dân tộc đủ điều kiện học tập, rèn luyện. Ảnh: Thu Huyền

Dù công tác dân tộc trên địa bàn huyện Sơn Dương được triển khai tích cực, thu được những kết quả nhất định, tuy nhiên, điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất còn nhiều hạn chế, kết quả giảm nghèo chưa thật bền vững, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số nghèo còn cao (chiếm 63,55% tổng số hộ nghèo), mức sống giữa các dân tộc, giữa các vùng trong huyện còn có sự chênh lệch. Bà Nguyễn Thị Tuyến, Trưởng phòng Dân tộc huyện Sơn Dương cho biết, trong thời gian tới, huyện Sơn Dương sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phổ biến giáo dục pháp luật; trợ giúp pháp lý đối với đồng bào dân tộc thiểu số; đẩy mạnh thực hiện các dự án thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiẻu số và miền núi; thực hiện tốt chính sách phát huy vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Bên cạnh đó, huyện chú trọng nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác dân tộc; huy động nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư theo kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn, xã ATK theo quy định của Chính phủ để hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch chung của huyện nói chung và hoàn thành mục tiêu thực hiện có hiệu quả công tác dân tộc, đảm bảo đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện nói riêng...

Thu Huyền

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm