|
Cây atiso được trồng chuyên canh tại Sa Pa |
|
Bà con dân tộc đang kiểm tra cây atiso tại ruộng trồng chuyên canh |
Cây atiso được trồng ở các vùng có khí hậu ôn đới như Ðà Lạt (Lâm Ðồng), Sa Pa (Lào Cai), Tam Ðảo (Vĩnh Phúc) nhưng atisô mọc tại dãy Fansipang Sa Pa, nơi cao nhất Đông Dương đã được Đông Y thừa nhận là cho ra chất lượng tốt nhất và sạch nhất Châu Á. Tham gia trồng cây atiso tại tỉnh Lào Cai chủ yếu là đồng bào dân tộc, cây trồng này đã và đang đem lại thu nhập khá, giúp nhiều đồng bào thoát nghèo và làm giàu.
|
Hoa atiso cũng là một loại thảo dược |
|
Khách du lịch mua hoa atiso tươi tại ruộng của bà con dân tộc |
Cây atisô được trồng tập trung chủ yếu tại huyện Sa Pa và Bắc Hà với diện tích khoảng 70 ha. Sản lượng atisô cũng tăng từ 100 tấn lá tươi lên gần 2.000 tấn mỗi năm. Nguồn lợi kinh tế mà atiso mang lại cho người trồng cao gấp 3 - 5 lần so với các cây lương thực khác.
|
Hoa, lá atiso đang nở |
|
Hoa, lá được thái nhỏ để làm nguyên liệu thảo dược |
Cây atiso có thị trường bao tiêu ổn định do Công ty cổ phần Traphaco cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho người dân. Trong nhiều năm, công ty đã hướng dẫn bà con trồng có kiểm soát, theo tiêu chuẩn GACP - WHO để mang lại nguồn nguyên liệu sạch, an toàn, bền vững. Quan trọng hơn, nó giúp bà con chuyển đổi cả thói quen canh tác, từ trồng tự phát sang chuyên canh có quy mô.
|
Người dân nấu cao atiso để làm dược phẩm bổ dưỡng. Sản phẩm cao atiso có nhiều lợi ích, đặc biệt là bổ dưỡng cho gan. |
|
Ông Nguyễn Văn Tĩnh đang chăm sóc cây atiso |
Được sự quan tâm của chính quyền địa phương và việc chủ động của công ty cổ phần Traphaco thực hiện liên kết 4 nhà gồm : Nhà nước – Nhà khoa học – Nhà Doanh nghiệp – Nhà nông nên diện tích cây dược liệu ở Lào Cai ngày càng tăng. Trong số những cây dược liệu cho hiệu quả kinh tế cao, atiso đã khẳng định được vị thế. Gia đình ông Nguyễn Văn Tĩnh tại xã Sa Pả, cho biết, chỉ tính riêng thu nhập từ việc trồng cây Atiso, mỗi năm gia đình cũng có thêm khoảng 30 triệu đồng ( từ diện tích 2000m2).
Tỉnh Lào Cai, cây atiso đang được nhiều hộ dân thay thế dần cho cây lúa, hoa màu bởi vì đây là loại thảo dược mang lại giá trị kinh tế cao mà đầu tư ,chăm bón ít, có đầu gia ổn định và phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng. Khi cây đã trưởng thành và cho thu hoạch không phải chăm bón vất vả như lúa. Đồng bào dân tộc coi atiso là cây xóa nghèo.
Ngọc Dung