Nghiên cứu do các nhà tâm lý học tại Đại học Manchester và Đại học Nam Xứ Wales thực hiện dựa trên việc phân tích 68 cuộc khảo sát, với sự tham gia của 262.000 người trên khắp thế giới có độ tuổi từ 18 trở lên, từng bị xâm hại hoặc lạm dụng tình dục khi còn nhỏ. Cụ thể, ở nhóm từng bị lạm dụng tình dục xu hướng tự tử cao gấp 3 lần so với người bình thường , và xu hướng này cao gấp 2,5 lần ở những người bị xâm hại về thể chất hoặc tinh thần. Nghiên cứu được công bố trong ấn phẩm mới nhất của Tạp chí Y học tâm lý cũng chỉ ra trẻ em từng chịu các hình thức lạm dụng khác nhau có nguy cơ tự tử cao hơn tới 5 lần. Những người không liên lạc với các bác sĩ tâm lý là những người có nguy cơ tự tử ở mức cao nhất.
Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Maria Panagioti (Ma-ri-a Pa-na-giô-ti) từ Đại học Manchester cho biết cứ 3 người lớn thì có khoảng 1 người từng bị lạm dụng hồi nhỏ. Nghiên cứu này chỉ ra những bằng chứng thuyết phục rằng nạn lạm dụng và xâm hại trẻ em có liên quan đến nguy cơ tự tử gia tăng ở người trưởng thành. Theo bà Panagioti, các phương thức điều trị hiện tại cho những người có biểu hiện tự tử thường tập trung vào các liệu pháp tâm lý nhận thức. Tuy nhiên, điều đó chỉ hữu ích với những người tự mình tìm kiếm sự giúp đỡ, còn những người không được các bác sĩ tâm lý chăm sóc sẽ gặp nguy hiểm. Như vậy sẽ cần có một cách tiếp cận mới để tìm ra những bệnh nhân này, cũng như nỗ lực tập trung vào các biện pháp can thiệp cộng đồng hiệu quả.
Tiến sĩ Ioannis Angelakis (Ai-ô-a-nít An-giê-la-kít) tại Đại học Nam Xứ Wales thì cho rằng những phát hiện trên không chỉ cho chúng ta một bức tranh rõ ràng về mối quan hệ giữa xâm hại trẻ em với tự tử trong cuộc sống sau này, mà còn chứng tỏ rằng các biện pháp can thiệp hiệu quả cần có cách tiếp cận rộng hơn ở mức cộng đồng.
Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Maria Panagioti (Ma-ri-a Pa-na-giô-ti) từ Đại học Manchester cho biết cứ 3 người lớn thì có khoảng 1 người từng bị lạm dụng hồi nhỏ. Nghiên cứu này chỉ ra những bằng chứng thuyết phục rằng nạn lạm dụng và xâm hại trẻ em có liên quan đến nguy cơ tự tử gia tăng ở người trưởng thành. Theo bà Panagioti, các phương thức điều trị hiện tại cho những người có biểu hiện tự tử thường tập trung vào các liệu pháp tâm lý nhận thức. Tuy nhiên, điều đó chỉ hữu ích với những người tự mình tìm kiếm sự giúp đỡ, còn những người không được các bác sĩ tâm lý chăm sóc sẽ gặp nguy hiểm. Như vậy sẽ cần có một cách tiếp cận mới để tìm ra những bệnh nhân này, cũng như nỗ lực tập trung vào các biện pháp can thiệp cộng đồng hiệu quả.
Tiến sĩ Ioannis Angelakis (Ai-ô-a-nít An-giê-la-kít) tại Đại học Nam Xứ Wales thì cho rằng những phát hiện trên không chỉ cho chúng ta một bức tranh rõ ràng về mối quan hệ giữa xâm hại trẻ em với tự tử trong cuộc sống sau này, mà còn chứng tỏ rằng các biện pháp can thiệp hiệu quả cần có cách tiếp cận rộng hơn ở mức cộng đồng.
Minh Tuấn