Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI và đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Ảnh tư liệu: Nguồn baodaklak.vn |
Kết quả này có được là do Tỉnh ủy Đắk Lắk chỉ đạo các địa phương, đơn vị tập trung đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn đảng viên, nhất là chú trọng bồi dưỡng cán bộ các tổ chức đoàn thể thôn, buôn, tổ dân phố, đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số tại chỗ, người có uy tín trong cộng đồng…Thông qua các phong trào thi đua yêu nước từ cơ sở, các địa phương, đơn vị đã giới thiệu hàng ngàn đoàn viên, thanh niên các dân tộc ưu tú là người tại chỗ đi học các lớp cảm tình Đảng; đồng thời, ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện nghiêm túc việc xác minh lý lịch đảng viên theo thực tế chi phí công tác…
Buôn M’ắk thuộc địa bàn vùng sâu của xã Cư M’ta (huyện M’Đ’rắk) 100% là đồng bào dân tộc thiểu số. Mặc dù chi bộ của thôn mới thành lập được gần 3 năm, nhưng theo đánh giá của đồng chí Y Thoan Kpa, Bí thư Chi bộ buôn M’ắk, chi bộ đã thực hiện nghiêm túc sinh hoạt định kỳ, bám sát hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương về “nội dung sinh hoạt chi bộ”, có báo cáo Nghị quyết của chi bộ, đánh giá tình hình phát triển kinh tế, xã hội, trật tự an ninh, công tác phát triển đảng viên mới là người tại chỗ, xây dựng nông thôn mới, hoạt động các tổ chức đoàn thể, công tác xóa đói giảm nghèo của buôn làng…Từ năm 2016 trở lại đây, Chi bộ buôn M’ắk đã kết nạp mới thêm 3 đảng viên là người dân tộc thiểu số tại chỗ.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Tỉnh ủy Đắk Lắk, hiện nay, một số địa bàn vùng dân tộc thiểu số tại chỗ, vùng dân di cư đến ngoài kế hoạch, vùng công giáo còn khó khăn trong việc bồi dưỡng quần chúng ưu tú để phát triển đảng viên tại chỗ. Số đảng viên người dân tộc thiểu số, đảng viên có đạo tuy có tăng nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp so với tổng số đảng viên trên địa bàn. Đặc biệt, chất lượng sinh hoạt của nhiều chi bộ trên địa bàn còn thấp, nặng về hình thức, chưa thể hiện được vai trò lãnh đạo đối với ban tự quản, các tổ chức đoàn thể.
Quang Huy