Tối 10/2, tại di tích đền Hạ, Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam (Bắc Giang), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang phối hợp với UBND huyện Lục Nam tổ chức Liên hoan “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tỉnh Bắc Giang mở rộng lần thứ VI năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn cùng đông đảo nhân dân tham dự.
Tranh thờ giữ vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh, hướng con người nhớ đến nguồn cội, xua đuổi cái ác và là sợi dây liên kết cộng đồng sâu sắc đối với đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.
Đối với đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), lễ cúng rừng hay còn gọi Tết rừng có từ khi tổ tiên di cư đến nơi đây lập làng, lập bản và trở thành bản sắc văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng có.
Có thể nói, thổ cẩm ra đời cùng lúc với lịch sử của từng dân tộc thiểu số tại Việt Nam hàng nghìn năm. Vượt những biến cố, thăng trầm, đến nay, nghề se lanh, làm thổ cẩm vẫn được các tộc người thiểu số tại Lào Cai gìn giữ như báu vật thiêng liêng của dân tộc mình. Không chỉ gắn với thuần phong mỹ tục, đằng sau tấm vải thổ cẩm là một câu chuyện, hành trình và mang nét đặc trưng chỉ có ở vùng cao.
Ngày 28/6, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên – Huế thông tin, sau hơn 2 tháng tiến hành thăm dò và khai quật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc, đoàn chuyên gia đến từ Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có nhiều phát hiện quan trọng về quy mô, cấu trúc mặt bằng tổng thể di tích Tháp đôi Liễu Cốc; đồng thời cũng đã đưa lên khỏi lòng đất hàng ngàn di vật tiêu biểu, góp phần quan trọng trong quá trình nghiên cứu, nhận thức về công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng của người Chăm.
Ngày 18/2 (nhằm mùng 9 tháng Giêng âm lịch), Lễ hội Nghinh Ông đã được tổ chức tại lăng Ông Duyên Hải, ấp Vĩnh Lạc, xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu). Đây là một trong những Lễ hội Nghinh Ông có quy mô lớn của của tỉnh Bạc Liêu cũng như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, thu hút đông đảo người dân, du khách đến cầu may mắn, thuận buồm xuôi gió trong năm mới.
Tối 27/11, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức lễ trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2022 và 2023 và trao giải Cuộc thi “Tìm hiểu giá trị tích cực của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống gia đình và thúc đẩy bình đẳng giới” năm 2023.
Tối 23/10, tại Di tích Lịch sử cấp quốc gia đền Đông Cuông, huyện Văn Yên (Yên Bái) diễn ra khai mạc Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn lần thứ 4 gắn với Lễ hội cơm mới đền Đông Cuông năm 2023.
Ngày 24/6, Bảo tàng tỉnh Sơn La tổ chức hoạt động trải nghiệm văn hóa, ẩm thực, tín ngưỡng và nghệ thuật của người Dao huyện Vân Hồ. Đây là hoạt động nhằm bảo tồn, quảng bá nét đẹp văn hóa, vùng đất, con người Sơn La đến người dân trong và ngoài tỉnh.
Lễ cúng ông Công, ông Táo là một trong những nét đẹp văn hóa ngày Tết của người Việt. Cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, người Việt lại chuẩn bị mua sắm lễ vật, chuẩn bị cúng ông Công, ông Táo và phóng sinh cá chép để tiễn ông Công, ông Táo về trời. Không ai biết chính xác tục cúng ông Công, ông Táo có từ bao giờ, chỉ biết rằng nó tồn tại từ rất lâu, được lưu truyền từ xa xưa cho đến tận ngày nay, đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam nhiều thế hệ và trở thành một nét đẹp trong văn hóa ngày Tết.
Ngày 18/2, tại Bảo tàng Vĩnh Phúc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt - Bản sắc và giá trị”.
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Đông Bắc của đất nước, nơi có gần 85% dân số là đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông, Sán Chay… Tại đây, bức tranh tín ngưỡng, tôn giáo hết sức sôi động, đan xen và hòa đồng, phản ánh đời sống tâm linh phong phú và tinh thần đại đoàn kết dân tộc.
Tối 5/7, Ủy ban nhân dân Quận 5 tổ chức lễ đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp cho “Tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết Nguyên tiêu của người Hoa Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh” tại Trung tâm Văn hóa Quận 5.
Ngày 28/11, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Đắk Nông phối hợp với Ban Tôn giáo tỉnh tổ chức hội nghị gặp mặt 100 thanh niên tín đồ tôn giáo tiêu biểu năm 2017.
Sáng 9/11, Liên hoan văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu - Hà Nội 2017 do Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội tổ chức đã diễn ra tại đền Rừng, quận Long Biên (Hà Nội) với sự tham gia của 29 thanh đồng đến từ Hà Nội và các tỉnh, thành. Đáng chú ý, Liên hoan lần này đã đề cập đến những đổi mới của diễn xướng hầu đồng trong xã hội đương đại.
Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt mang nhiều giá trị nổi bật, thể hiện truyền thống yêu nước, tinh thần hòa hợp, sự sáng tạo văn hóa... đáp ứng các tiêu chí và đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, để bảo vệ, phát huy giá trị tốt đẹp của di sản này cùng với ngăn ngừa, loại bỏ các hủ tục, hành vi lợi dụng, thương mại hóa làm biến tướng di sản để trục lợi, bên cạnh nỗ lực của cơ quan chức năng, các địa phương, cần sự chung tay của cộng đồng - chủ thể sáng tạo di sản...
Tối 21/3, tại đền Mẫu Âu Cơ, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) đã tổ chức Lễ đón nhận và vinh danh “Tín ngưỡng thờ mẫu Âu Cơ” là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ cầu phúc, cầu lộc của người Tày ở huyện Định Hóa (Thái Nguyên) gắn bó mật thiết với đời sống văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào, thể hiện sự thành kính với thần linh, tổ tiên; ước muốn cuộc sống hạnh phúc, an bình. Lễ được tổ chức vào cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai âm lịch hàng năm.
Hoạt động văn hóa tín ngưỡng của người Hoa ở Kiên Giang hướng đến việc tri ân các bậc tiền nhân, cầu mong mọi người được an lành, kinh doanh phát đạt...
Chiều 18/8, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp Đoàn Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam và Trung tâm nghiên cứu và phát triển văn hóa Hùng Vương.
Cầu Ngư là lễ hội dân gian gắn liền với tín ngưỡng và đời sống cư dân ven biển miền Trung. Ở Bình Thuận, lễ hội Cầu Ngư có ở hầu hết các dinh vạn thờ cá Ông (cá Voi) trong tỉnh. Lễ hội Cầu Ngư tái hiện lại một cách sinh động phong tục truyền thống thờ cúng cá Ông theo những truyền thuyết mang đậm nét văn hóa dân gian.
Với việc Đảng, Nhà nước công nhận Ban đại diện Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê-su Ky-tô Việt Nam (hay còn gọi là Giáo hội Mặc Môn), tính đến nay, Việt Nam đã có 39 tổ chức tôn giáo và một pháp môn tu thuộc 14 tôn giáo được công nhận. Nói như ông Hoàng Văn Tùng, Trưởng Ban đại diện Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê-su Ky-tô Việt Nam, việc được Nhà nước công nhận sẽ giúp cho cộng đồng tín hữu có được sự tổ chức chặt chẽ và đầy đủ để tuân thủ theo hướng dẫn của pháp luật. Điều này cho thấy chính sách tôn giáo ở Việt Nam có sự thay đổi mạnh mẽ, ngày càng tự do và rộng mở. Ông Bùi Thanh Hà, Phó trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ đã dành cho phóng viên Thông tấn xã Việt Nam cuộc trao đổi cởi mở về vấn đề này.
Tối 18/2/2016, tại Rạp Công nhân, Hà Nội, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam phối hợp với Nhà hát Việt tổ chức buổi diễn nghệ thuật Tín ngưỡng thờ Mẫu nhằm tuyên truyền, giới thiệu Tín ngưỡng thờ Mẫu tới bạn bè quốc tế.
Sau 3 năm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, tỉnh Phú Thọ đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.
Đình làng là một biểu tượng văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống làng xã người Việt. Vì vậy, việc gìn giữ giá trị văn hóa đình làng cũng chính là để kế thừa, phát huy dòng chảy văn hóa dân tộc.
Nghệ thuật tạc tượng gỗ của đồng bào Tây Nguyên không chỉ là biểu hiện tâm linh, tín ngưỡng của “vạn vật hữu linh” hoang sơ, mà còn phản ánh một trong những nghề thủ công độc đáo của các tộc người miền cao nguyên đất đỏ.
Đạo Phật đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Khmer. Bởi vậy, ngôi chùa lâu nay đã trở thành nơi sinh hoạt cộng đồng, tổ chức các lễ hội, lưu giữ bản sắc văn hóa, nơi thờ phụng hài cốt của ông bà quá cố…