Tình trạng bán điều non, vay tiền lãi suất cao, cầm cố đất, sang nhượng đất trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước diễn biến phức tạp. Trước thực trạng này, chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền người dân không cầm cố, sang nhượng đất đai, bán điều non, cảnh giác "tín dụng đen" nhằm đảm bảo ổn định đời sống.
Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, tín dụng đen, giúp cho người nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện tự lực vươn lên, góp phần thay đổi cơ bản nhận thức có vay, có trả, sử dụng vốn có hiệu quả, cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trước tình trạng một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn “sập bẫy” “tín dụng đen”, cầm cố đất, bán điều non, vay tiền với lãi suất cao, tỉnh Bình Phước liên tục triển khai các biện pháp ngăn chặn.
Tháng 2/2020, UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Quyết định số 05/2020/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án cho vay tiêu dùng từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội. Qua đó, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi hoạt động “tín dụng đen” trên địa bàn.
Lợi dụng sự thiếu hiểu biết cộng với hoàn cảnh khó khăn của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao Điện Biên, một số đối tượng đã thực hiện các hoạt động phạm tội liên quan đến “tín dụng đen” như cho vay nặng lãi, siết nợ, đòi nợ thuê, cưỡng đoạt tài sản…Thực trạng này khiến nhiều người dân vùng cao rơi vào hoàn cảnh mất nhà do không có đủ khả năng hoàn trả, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Trong những ngày cuối năm tất bật, ai nấy đều bận rộn chuẩn bị cho cái Tết của gia đình mình, thì đâu đó tại xã Iaka, Huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, người ta vẫn thấy bóng dáng của một người phụ nữ mảnh dẻ, bé nhỏ, ngày ngày miệt mài đến từng làng, vào từng nhà để tuyên truyền, vận động người dân tránh xa "tín dụng đen". Đó là chị Rơ Châm H'Ken - Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Iaka.
Ngày 3/9, Công an thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Đắk Lắk đấu tranh, triệt phá hai nhóm đối tượng từ các tỉnh phía Bắc vào Đắk Lắk để hoạt động “tín dụng đen”, cho vay với lãi suất cao.
Ngày 20/8, tỉnh Gia Lai tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Quyết định 1178/QĐ-NHNN về việc ban hành kế hoạch hành động của ngành ngân hàng triển khai Chỉ thị 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ, góp phần hạn chế tín dụng đen.
Tín dụng đen vẫn diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng ở các địa bàn vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân. Tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các ngành chức năng, tổ chức xã hội trên địa bàn tăng cường biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi vấn nạn này.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 12/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản số 1783/NHNN-TD về việc phối hợp triển khai các giải pháp mở rộng tín dụng, góp phần hạn chế tín dụng đen.
Thời gian gần đây, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh liên tiếp xảy ra các vụ nhóm cho vay nặng lãi, “tín dụng đen” khủng bố tinh thần “con nợ” bằng cách tạt sơn, mắm tôm, nhớt… để đòi nợ, gây bức xúc dư luận. Công an Thành phố đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn, đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật.
Hàng chục hộ người dân tộc thiểu số K’Ho ở thôn Đạ Nghịch, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đang lâm vào cảnh nợ nần chồng chất do vay vốn “tín dụng đen”, với lãi suất "cắt cổ".
Chiều 10/3, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đã chủ trì buổi họp với các cơ quan, ban, ngành nhằm có hướng chỉ đạo xử lý kịp thời trước thông tin có hàng trăm người dân bị mất nhà, mất đất bởi các đối tượng cho vay tín dụng đen.