Tìm hướng đi cho cà phê Mường Ảng

Tìm hướng đi cho cà phê Mường Ảng
Cà phê Mường Ảng có hương vị thơm ngon và chất lượng không hề thua kém so với các loại cà phê hàng đầu của Việt Nam. Ảnh: Phan Tuấn Anh
Cà phê Mường Ảng có hương vị thơm ngon và chất lượng không hề thua kém so với các loại cà phê hàng đầu của Việt Nam. Ảnh: Phan Tuấn Anh

Được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu, huyện Mường Ảng rất thích hợp cho phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cà phê. Toàn huyện hiện có gần 4.000 ha cà phê, được trồng tập trung ở thị trấn Mường Ảng và các xã: Ẳng Cang, Ẳng Tở, Ẳng Nưa... Cây cà phê đã giúp nhiều hộ đồng bào xóa đói, giảm nghèo, góp phần đưa Mường Ảng trở thành thủ phủ cà phê của tỉnh Điện Biên.

Diện tích trồng cà phê ngày càng được mở rộng ở Mường Ảng. Ảnh: Phan Tuấn Anh
Diện tích trồng cà phê ngày càng được mở rộng ở Mường Ảng.
Ảnh: Phan Tuấn Anh

Theo các chuyên gia, cà phê Mường Ảng có hương vị thơm ngon và chất lượng không hề thua kém so với các loại cà phê hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên, do ít được biết đến trên thị trường nên cà phê Mường Ảng thường có giá thành thấp hơn các khu vực khác, ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của các hộ trồng cà phê.

Nhờ hương vị thơm ngon đặc biệt, thương hiệu "Cà phê Mường Ảng" đang dần được thị trường đón nhận. Ảnh: Phan Tuấn Anh
Nhờ hương vị thơm ngon đặc biệt, thương hiệu "Cà phê Mường Ảng" đang dần được thị trường đón nhận. Ảnh: Phan Tuấn Anh

Để nâng cao giá trị kinh tế và đẩy mạnh tiêu thụ cà phê, huyện Mường Ảng đã tổ chức nhiều đoàn công tác đến Buôn Ma Thuột Đắc Lắk, Thành phố Hồ Chí Minh... nhằm tìm hiểu thị trường, kêu gọi đầu tư và quảng bá sản phẩm. Hiện nay, Hội cà phê Mường Ảng đã gia nhập vào Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam và thông qua Hội này liên kết các doanh nghiệp để tạo đầu ra ổn định cho đồng bào. Cà phê là cây xóa đói, giảm nghèo, cây giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc ở Mường Ảng Cà phê lẻ co vẻng dac, lồng khỏ, co xa việc hêt hẩư pỉ noọng dân tộc dú Mường Ảng Huyện cũng kêu gọi các doanh nghiệp đến đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cà phê nhân xuất khẩu.

Cà phê là cây xóa đói, giảm nghèo, cây giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc ở Mường Ảng. Ảnh: Phan Tuấn Anh Huyện Mường Ảng chủ trương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người làm cà phê chỉ thu hoạch quả chín từ 95% trở lên, không hái quả xanh để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Ảnh: Phan Tuấn Anh
Cà phê là cây xóa đói, giảm nghèo, cây giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc ở Mường Ảng. Ảnh: Phan Tuấn Anh
 
Cà phê là cây xóa đói, giảm nghèo, cây giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc ở Mường Ảng. Ảnh: Phan Tuấn Anh Huyện Mường Ảng chủ trương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người làm cà phê chỉ thu hoạch quả chín từ 95% trở lên, không hái quả xanh để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Ảnh: Phan Tuấn Anh
Huyện Mường Ảng chủ trương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người làm cà phê chỉ thu hoạch quả chín từ 95% trở lên, không hái quả xanh để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Ảnh: Phan Tuấn Anh
Nhờ các chính sách ưu đãi, một số doanh nghiệp chế biến cà phê đã đến với Mường Ảng và cho ra những sản phẩm đa dạng như: cà phê bột Arabica, cà phê bột MOON COFFEE của Công ty TNHH Hải An được chọn lọc từ những hạt cà phê chất lượng, chế biến bằng công nghệ rang xay hiện đại của châu Âu; cà phê Hà Chung được rang thủ công bằng than củi theo cách truyền thống, có hương vị đậm đà, thơm ngon tự nhiên; Honeycoffee (cà phê mật ong) của Công ty TNHH Đại Bách là sản phẩm cao cấp, khá ấn tượng trong các sản phẩm cà phê tại Mường Ảng...

Công đoạn phơi quả cà phê tươi. Ảnh: Phan Tuấn Anh
Công đoạn phơi quả cà phê tươi. Ảnh: Phan Tuấn Anh
Nhờ các chính sách ưu đãi, một số doanh nghiệp chế biến cà phê đã đến với Mường Ảng. Ảnh: Phan Tuấn Anh
Nhờ các chính sách ưu đãi, một số doanh nghiệp chế biến cà phê đã đến với Mường Ảng. Ảnh: Phan Tuấn Anh

Để thương hiệu cà phê Mường Ảng ngày càng lan tỏa, từ nay đến năm 2020, Mường Ảng tập trung xây dựng nhãn hiệu “cà phê Mường Ảng”; đồng thời phấn đấu xây dựng từ 1 - 2 nhà máy chế biến cà phê xuất khẩu; phát triển diện tích trồng cà phê lên 4.200 ha, sản lượng bình quân 13.500 tấn cà phê trấu/năm; 75% diện tích cà phê được trồng cây che bóng, trong đó 35% diện tích được trồng các loại cây che bóng có giá trị kinh tế cao...
Văn Thành Chương - Phan Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm