Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai khóa XII, Kỳ họp thứ 25 (chuyên đề) vừa ban hành Nghị quyết số 475/NQ-HĐND về việc chuyển mục đích sử dụng 4,57 ha rừng để xây dựng hệ thống kênh nhánh thuộc công trình thủy lợi Ia Mơr tại huyện Chư Prông. Quyết định này nhằm cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho hơn 3.100 ha tại tỉnh Gia Lai.
Ông Trần Quang Hùng, Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác Thủy lợi Miền Nam cho biết, để có dung tích phòng lũ chủ động ứng phó với tình hình mưa lũ thời gian tới, đảm bảo an toàn công trình, phòng và giảm lũ cho vùng hạ du, lúc 7 giờ ngày 24/9, Công ty đã tiến hành xả nước qua tràn hồ Dầu Tiếng đợt 1 năm 2024, với lưu lượng xả 100 m3/s và thời gian xả kéo dài từ ngày 24/9 đến 1/10/2024, với tổng lượng xả là 60,48 triệu m3 nước xuống hạ du.
Tại lễ công bố Quy hoạch và kế hoạch, chính sách, giải pháp thực hiện Quy hoạch Phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 21/3, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh, thủy lợi là một trong những hạ tầng quan trọng của quốc gia, không chỉ để phát triển nông nghiệp mà còn phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời góp phần quan trọng vào phát triển bền vững của Việt Nam.
Tỉnh Đắk Lắk hiện có 856 công trình thủy lợi, gồm 619 hồ chứa, 161 đập dâng, 76 trạm bơm, hai tuyến đê bao. Tổng chiều dài kênh mương các loại khoảng 2.428 km, hiện đã kiên cố hóa 1.594 km, đạt 66%.
Khi các địa phương của tỉnh Kon Tum phải áp dụng nhiều biện pháp để tiết kiệm nước tưới trong sản xuất, tại xã vùng sâu Ngọk Yêu của huyện Tu Mơ Rông, diện tích lúa nước vẫn chủ động được nguồn tưới. Đây là thành quả của sự cần cù, chịu khó, không cam chịu đói nghèo của người Xê Đăng ở vùng sâu Ngọk Yêu. Nhờ đó, hàng loạt công trình thủy lợi được thi công nhằm thích ứng với địa lý, khí hậu, thời tiết, giúp người dân nơi đây khắc phục khó khăn, cuộc sống thay đổi từng ngày.
Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đắk Nông đang tập trung triển khai một số dự án lớn về giao thông, thủy lợi trong bối cảnh địa phương đang vào cao điểm mùa khô nên việc thi công gặp nhiều thuận lợi.
Đợt mưa lớn từ 10-15/10 đã gây thiệt hại nặng nề tại tỉnh Quảng Ngãi khiến 1 người tử vong, một người mất tích. Các địa phương trong tỉnh đang khẩn trương khắc phục hậu quả sau mưa, lũ, trong đó tập trung khôi phục nhanh hệ thống giao thông, thủy lợi bị hư hỏng giúp người dân lưu thông thuận lợi, sớm tái thiết sản xuất.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Phước cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 17 công trình thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp và đang kiến nghị UBND tỉnh Bình Phước xem xét sửa chữa, nâng cấp nhằm đảm bảo an toàn cấp nước cho nhân dân với tổng mức đầu tư 146 tỷ đồng.
Theo UBND tỉnh Bắc Giang, thời gian tới, tỉnh quan tâm đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi để phục vụ tốt hơn nhu cầu sản xuất nông nghiệp cũng như phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn.
UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành quyết định thực hiện Đề án điều tra, đánh giá hiện trạng và phát triển hạ tầng thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, với tổng vốn đầu tư hơn 4.350 tỷ đồng.
Trước đây, xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai quanh năm nắng gắt, đến mùa khô, hạn hán xảy ra liên tục khiến đời sống người dân nơi đây luôn trong cảnh khó khăn vì không thể trồng trọt, chăn nuôi, phát triển sản xuất do thiếu nguồn nước tưới. Trước bao sự trông ngóng của bà con, đầu năm 2020, công trình thủy lợi Pleikeo đưa vào vận hành đã mang nước về với vùng hạn Ayun, mang một luồng sinh khí mới cho hàng nghìn hộ dân tộc thiểu số nơi đây.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Tờ trình Chính phủ về đề án "An ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045”.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 204/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại buổi kiểm tra công tác bảo đảm an toàn và vận hành xả lũ thủy điện Hòa Bình; kiểm tra an toàn đê điều tại Hà Nội.
Những năm qua, cứ đến mùa khô, nông dân tỉnh Gia Lai lại khốn khổ vì cây trồng thiếu nước; nhiều cánh đồng khô héo, năng suất suy giảm. Để giải quyết vấn đề này, Gia Lai đã tập trung nguồn lực cho các công trình thủy lợi với kỳ vọng sẽ giải "cơn khát" trong mùa khô, giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo.
Ngày 15/3, tại xã Phước Hòa, huyện Bác Ái, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức lễ chặn dòng, tích nước cụm công trình đầu mối Sông Cái thuộc dự án Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ. Đây là cột mốc, là dấu ấn rất quan trọng của dự án.
Ia Mơ là vùng đất xa xôi, vùng biên giới của huyện Chưprông (Gia Lai), đa số người dân sinh sống là đồng bào dân tộc thiểu số Jrai, chiếm gần 66%. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp 1 vụ, phụ thuộc hoàn toàn vào nước trời. Do đó, để thay đổi phương thức sản xuất, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, người dân vùng biên giới đang rất mong chờ nguồn nước tưới từ công trình đại thủy nông Ia Mơr.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành Quyết định số 1457/QĐ-TTg ngày 25/10/2019 phê duyệt Đề án "Rà soát và hoàn thiện các chính sách về di dân, tái định cư dự án thủy lợi, thủy điện".
Hiện nhiều hồ thủy điện, thủy lợi ở Thừa Thiên - Huế cạn kiệt nguồn nước do nắng hán kéo dài mấy tháng qua; trong đó, có một số hồ xấp xỉ mực nước chết, có khả năng phải ngưng phát điện thời gian sắp tới.
Những năm qua, nhiều công trình thủy lợi, hồ chứa, hệ thống kênh mương được Lào Cai quan tâm đầu tư nâng cấp, sửa chữa, tạo điều kiện hoàn thành tiêu chí về thủy lợi cũng như các tiêu chí khác trong xây dựng nông thôn mới góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế vùng cao, vùng sâu Lào Cai. Tuy nhiên, là nơi hằng năm đều chịu ảnh hưởng không nhỏ từ bão lũ thiên tai nên hệ thống thủy lợi của Lào Cai cũng vì thế mà dễ bị hư hỏng, xuống cấp khiến địa phương này thường xuyên phải chạy đua để nâng cấp sửa chữa nhằm giảm thiểu thiệt hại trong mùa mưa lũ.
Nhằm tạo cơ sở hạ tầng thủy lợi thuận lợi phục vụ mục tiêu chuyển đổi mùa vụ các huyện, thị vùng duyên hải Gò Công theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, trong giai đoạn 2016 – 2019, Tiền Giang đã thực hiện 596 công trình thủy lợi nội đồng có tổng chiều dài trên 733.000 m và khối lượng đất đào đắp trên 2,8 triệu m3. Các công trình trên trực tiếp phục vụ sản xuất, đảm bảo nguồn nước tưới tiêu cho gần 56.000 ha đất trồng trọt trong toàn vùng.
Mỗi dịp hè về, việc bảo vệ, chăm sóc, tạo sân chơi cho trẻ luôn được các bậc phụ huynh, gia đình và xã hội quan tâm hơn bao giờ hết. Để góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng, phòng tránh tai nạn thương tích, hạn chế nguy cơ đuối nước cho trẻ vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, Tỉnh đoàn Quảng Trị đã triển khai nhiều hoạt động đa dạng, phong phú qua đó tạo sân chơi lành mạnh và bổ ích cho các em trong dịp hè về…
Trước diễn biến thời tiết, thủy văn phức tạp ảnh hưởng sản xuất và đời sống, tỉnh Tiền Giang đầu tư trên 46,4 tỷ đồng, từng bước hoàn thiện mạng lưới kênh mương, thủy lợi. Sự đầu tư này đảm bảo ngăn mặn, chống hạn, đủ nước tưới trên 26.000 ha lúa Đông Xuân và gần 5.000 ha hoa màu khu vực nội đồng dự án ngọt hóa Gò Công.
Theo ông Trần Hoàng Bá - Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang, doanh nghiệp đang triển khai phương án chủ động vận hành hệ thống công trình thủy lợi trong dự án ngọt hóa Gò Công phục vụ trên 44.000 ha đất canh tác toàn vùng; trong đó có trên 26.000 ha đất trồng lúa, còn lại là cây ăn quả và các cây trồng khác. Mục tiêu là không để xảy ra tình trạng thiếu nước phục vụ sản xuất trong mùa khô hạn 2019 sắp tới.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt Đề án nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thuỷ lợi trên địa bàn đến năm 2025 với tổng kinh phí thực hiện là 636,9 tỷ đồng từ nguồn vốn đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ và nguồn vốn lồng ghép của địa phương.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Tây Nguyên giai đoạn năm 2030, định hướng đến năm 2050. Theo đó, tổng kinh phí thực hiện quy hoạch khoảng 103.224 tỷ đồng; trong đó cấp nước 94.339 tỷ đồng; tiêu úng, phòng lũ 7.585 tỷ đồng; giải pháp phi công trình 1.300 tỷ đồng.
Ngày 26/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chỉ thị số 8382/CT-BNN-TCTL về việc tăng cường thực hiện các giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, mùa khô năm 2018-2019.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 96/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi. Nghị định quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi, lộ trình thực hiện giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi (bao gồm giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác); đối tượng, phạm vi, phương thức; mức hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.
Chiều 22/3, tại Hà Nội, Tổng cục Thuỷ lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) và Tổng Công ty K-Water (Hàn Quốc) đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực thuỷ lợi.
Ngày 19/1 tại Hà Nội, Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo “Ứng dụng công nghệ đường ống dẫn nước trong công trình thủy lợi”.