Lãnh đạo một số ngành thị sát ao, hồ chứa nước tại xóm 4, thôn Hàng Hải, xã Gung Ré ,huyện Di Linh (Lâm Đồng). Ảnh: baolamdong.vn |
Theo đó, có 478 tỷ đồng dùng để sửa chữa nâng cấp các công trình bị hư hỏng, xuống cấp; 119,8 tỷ đồng dùng để tổ chức công tác tập huấn, đào tạo, thực hiện lập quy hoạch vận hành, kiểm định an toàn đập, xây dựng phương án phòng lũ lụt hạ lưu, cắm mốc chỉ giới bảo vệ đập và hồ chứa; 39 tỷ đồng dùng để lắp đặt thiệt bị quan trắc, quản lý vận hành hồ đập.
Từ đề án này, Lâm Đồng phấn đấu đến năm 2025 toàn bộ các công trình đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh được quản lý vận hành và khai thác, đảm bảo an toàn theo quy định. Từ đó từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, vận hành, dự báo, cảnh báo nguy cơ mất an toàn hồ, đập thuỷ lợi.
Thông qua đề án nhằm hoàn thiện bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực của lực lượng làm công tác quản lý, khai thác các đập, hồ chứa thủy lợi, tiến tới hiện đại hóa công tác quản lý, vận hành, khai thác các đập, hồ chứa nước thủy lợi nhằm sử dụng có hiệu quả các công trình thủy lợi trên địa bàn.
Đồng thời, đảm bảo an toàn của các đập, hồ chứa nước thủy lợi và vùng hạ du theo các du định hiện hành trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay.
Từ đề án này, Lâm Đồng phấn đấu đến năm 2025 toàn bộ các công trình đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh được quản lý vận hành và khai thác, đảm bảo an toàn theo quy định. Từ đó từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, vận hành, dự báo, cảnh báo nguy cơ mất an toàn hồ, đập thuỷ lợi.
Thông qua đề án nhằm hoàn thiện bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực của lực lượng làm công tác quản lý, khai thác các đập, hồ chứa thủy lợi, tiến tới hiện đại hóa công tác quản lý, vận hành, khai thác các đập, hồ chứa nước thủy lợi nhằm sử dụng có hiệu quả các công trình thủy lợi trên địa bàn.
Đồng thời, đảm bảo an toàn của các đập, hồ chứa nước thủy lợi và vùng hạ du theo các du định hiện hành trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay.
Nguyễn Dũng