Nhằm chủ động trong vận hành, điều tiết hồ chứa, tính toán dự báo lũ và đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du tại khu vực các huyện miền núi, thời gian qua Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa đã chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống thiên tai tại các công trình thủy điện trên sông Mã.
Tỉnh Lai Châu đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư nhằm khai thác hiệu quả các lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh. Tỉnh ban hành cơ chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào tìm hiểu, triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh. Từ đó, đưa Lai Châu phát triển nhanh, bền vững, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân.
Vừa qua, do ảnh hưởng của bão số 3, lũ trên sông Gâm và sông Năng đổ về hồ thủy điện Tuyên Quang cuốn theo lượng lớn rác đổ về lòng hồ. Tình trạng này gây ảnh hưởng rất lớn đến an toàn đường thủy và hình ảnh du lịch của địa phương vì khu vực lòng hồ thủy điện Tuyên Quang nằm trong Khu du lịch sinh thái Na Hang – Lâm Bình, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan.
Ở huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) liên tiếp xuất hiện các trận động đất, do đó tỉnh Gia Lai đã yêu cầu các địa phương, đặc biệt là các chủ hồ, đập thủy lợi, thủy điện chủ động ứng phó với động đất, nhất là vào thời điểm ở địa phương đang trong mùa mưa bão, mực nước ở các hồ, đập dâng cao.
Thủy điện là nguồn năng lượng sạch, luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp điện, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội nhất là với các địa phương miền núi như tỉnh Tuyên Quang Tuyên Quang. Các công trình, dự án thủy điện hoàn thành và đưa vào khai thác giúp tăng tỷ trọng các ngành kinh tế chủ lực, đóng góp vào ngân sách, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum vừa có văn bản số 3703/UBND-KTTH về việc triển khai kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại Thông báo số 606-TB/TU. Trong đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum giao Sở Công Thương rà soát, chỉ đạo một số đơn vị thủy điện giải quyết dứt điểm công tác bồi thường, hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng từ các dự án thủy điện.
Trước việc hàng loạt các thủy điện đồng loạt xả lũ, ngày 11/10, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum đã có văn bản đề nghị chủ các công trình thủy điện, thủy lợi thực hiện nghiêm quy định về quản lý an toàn hồ đập, quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Chiều 26/9, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành công văn chỉ đạo các địa phương chủ động ứng phó với mưa lớn diện rộng do ảnh hưởng của cơn bão số 4 (Noru) trên địa bàn.
Một thực tế là hiện nay, các tác động tiêu cực từ các công trình thủy điện vừa và nhỏ đều đến từ chính đơn vị chủ đầu tư trong quá trình thi công và vận hành công trình. Vì nhiều lý do, một số chủ đầu tư đã không thực hiện đúng quy định, dẫn đến những tác động cho hệ sinh thái và đời sống của người dân vùng hạ du. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng cần phát triển thủy điện hài hòa để ngành công nghiệp thủy điện phát triển bền vững.
Bên cạnh việc tạo ra nhiều lợi ích, các thủy điện vừa và nhỏ tại Kon Tum đã và đang xuất hiện những tồn tại, hạn chế chưa được xử lý dứt điểm, kịp thời. Đó là tình trạng ngập lụt cho vùng hạ du vào mùa mưa, gây khô hạn vào mùa khô; hay chậm đền bù, hỗ trợ cho người dân trong vùng bị ảnh hưởng, di dời, khiến nhiều năm nay, người dân sinh sống tại các vùng dự án thủy điện vẫn còn nhiều nỗi lo lắng.
Theo thống kê của Sở Công Thương tỉnh Kon Tum, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 81 vị trí thủy điện vừa và nhỏ được phê duyệt quy hoạch với tổng công suất lắp máy trên 870 MW. Cụ thể, tỉnh có 28 dự án đã hoàn thành với tổng công suất 329,4 MW; 12 dự án thực hiện báo cáo khởi công xây dựng, tổng công suất 193,1 MW; 37 dự án đang lập dự án đầu tư xây dựng, tổng công suất 328,6 MW.
Các hồ thủy điện, thủy lợi đóng vai trò lớn trong việc điều hòa dòng chảy, chống hạn, cắt giảm lũ, đặc biệt tại khu vực miền Bắc và miền Trung. Do vậy, việc bảo đảm vận hành an toàn các hồ đập trên cả nước, nhất là hệ thống hồ đập trên bậc thang thủy điện là hết sức quan trọng. Yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo vận hành tuyệt đối an toàn cho công trình, cho hạ du, bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân đồng thời khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nước cho phát điện, phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Ngày 6/7, thông tin từ UBND xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, khoảng 17 giờ ngày 5/7, trên địa bàn xã xảy ra vụ tai nạn thương tâm khi 1 nữ công nhân đi tắm suối bị trượt chân đuối nước, nam công nhân có mặt gần đó nhảy xuống cứu thì bị nước lũ suối chảy xiết cuốn trôi cả hai.
Sau 5 ngày ngăn đập, nắn dòng suối Rào Trăng thành công, sáng 22/11, hơn 200 cán bộ, chiến sỹ bộ đội, dân quân tự vệ, công an, biên phòng và công nhân Nhà máy thuỷ điện Rào Trăng 3 cùng nhiều phương tiện có mặt tại hiện trường để chuyển sang giai đoạn mới - tìm kiếm 12 nạn nhân mất tích ở dưới lòng suối Rào Trăng sau vụ sạt lở đất ngày 12/10.
Theo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế, với sự nỗ lực và quyết tâm cao của các lực lượng tham gia cứu nạn, đến chiều tối 21/11, việc đắp đập và nắn dòng chảy suối Rào Trăng đã cơ bản hoàn thành. Đây là tiền đề quan trọng để từ ngày 22/11, các lực lượng tiến hành tìm kiếm 12 công nhân đang mất tích ở dưới lòng suối Rào Trăng.
Liên quan đến vụ sạt lở Thủy điện Rào Trăng 3, chiều 19/11, thông tin từ Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, tính đến 14 giờ cùng ngày, lực lượng cứu hộ đã thi công đào, múc đất đến điểm cuối của dòng chảy nhân tạo; khối lượng công việc đã hoàn thành ước đạt khoảng 80%. Tính từ ngày 18/11 đến nay, các lực lượng đã đào nắn dòng suối mới sâu hơn 3m, rộng khoảng 5m và dài hơn 100m.
Sáng 16/10, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế Phan Ngọc Thọ đã tổ chức cuộc họp với các lực lượng chức năng để tìm phương án cứu hộ, cứu nạn đối với 16 công nhân của Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3 vẫn đang mất tích trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế Phan Ngọc Thọ cho biết, sáng 15/10, các lực lượng đang tiếp tục khẩn trương triển khai phương án tìm kiếm 13 người mất tích tại vị trí nhà kiểm lâm ở Tiểu khu 67; các hướng khác đang tiến sâu vào hiện trường.
Tối 14/10, theo thông tin từ Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, cùng với các lực lượng khác, Bộ Quốc phòng đã giao cho nhiều đơn vị tham gia ứng cứu, tìm kiếm những người bị mất liên lạc trong vụ sạt lở tại tại khu vực Thủy điện Rào Trăng 3 ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên- Huế. Sở Chỉ huy tiền phương đang tiếp tục chỉ đạo các lực lượng quyết liệt triển khai biện pháp tìm kiếm người mất tích.
Theo thông tin dự báo từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai, ngày 13/8, lũ trên sông Chảy tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai có khả năng lên tới 72,50-73,00m (đạt cấp báo động 2) sau khi thủy điện Bắc Hà thông báo xả lũ.
Theo báo cáo của Nhà máy thủy điện Hòa Bình, tính đến 15h ngày 16/12, mực nước hồ chứa đang xuống ở mức 101,14m - thấp hơn gần 16m so với mực nước dâng bình thường (117m). Dung tích của hồ chứa thủy điện thiếu hụt so với dung tích tại mực nước dâng bình thường là 3 tỷ m3 và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018 là 2,2 tỷ m3.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành Quyết định số 1457/QĐ-TTg ngày 25/10/2019 phê duyệt Đề án "Rà soát và hoàn thiện các chính sách về di dân, tái định cư dự án thủy lợi, thủy điện".
Số hộ thuộc diện tái định cư thủy điện Bản Chát, Huổi Quảng, tỉnh Lai Châu rất lớn và chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, có điều kiện kinh tế - xã hội kém phát triển. Để phát triển toàn diện, bền vững cho các vùng tái định cư này, tỉnh Lai Châu đã thực hiện linh hoạt các chương trình, dự án, chế độ chính sách hỗ trợ. Điều này góp phần đảm bảo ổn định cuộc sống và phát triển sản xuất bền vững cho bà con.
Hiện nhiều hồ thủy điện, thủy lợi ở Thừa Thiên - Huế cạn kiệt nguồn nước do nắng hán kéo dài mấy tháng qua; trong đó, có một số hồ xấp xỉ mực nước chết, có khả năng phải ngưng phát điện thời gian sắp tới.
Như thông tin báo chí đã đăng tải, Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện về việc tập trung ứng phó với nắng nóng kéo dài, hạn hán và xâm nhập mặn tại khu vực Trung Bộ.
Ngày 25/12 tại xã Na Sang, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên, Công ty cổ phần Năng lượng Điện Biên Sông Hồng tổ chức Lễ động thổ Nhà máy thủy điện Mường Mươn.
Trong quá trình di dân, tái định cư thực hiện các dự án thủy điện, người dân sau tái định cư còn gặp nhiều khó khăn, nhất là những hệ lụy về môi trường, xã hội, sản xuất, ổn định đời sống và giữ gìn, bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số.
Chiều tối 30/10, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành và lãnh đạo 4 tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Sơn La và Điện Biên về việc sử dụng nguồn vốn khấu hao tài sản từ nguồn ngân sách cấp cho bồi thường, di dân tái định cư thủy điện Sơn La, Tuyên Quang.