Du khách nước ngoài thích thú khi đội thử chiếc nón Việt Nam. Ảnh: Tâm Hằng/TTXVN |
Gốm Chu Đậu - bản sắc Việt
Mô hình trống đồng bằng gốm Chu Đậu được chọn là một trong những quà tặng của quốc gia bởi nó hội tụ mạch nguồn của văn hóa Việt. Gốm Chu Đậu quý bởi chính nguyên liệu làm ra sản phẩm là đất sét trắng, trầm tích được lấy từ nơi giao nhau của 6 con sông (hay còn gọi là Lục Đầu Giang) ở Chí Linh. Gốm Chu Đậu đẹp bởi màu men được tinh luyện từ tro trấu, một công thức làm men gốm độc đáo và là dòng men thiên nhiên cổ truyền độc đáo nhất của gốm Việt Nam.
Hiện nay, những sản phẩm gốm Chu Đậu được các nghệ nhân nơi đây tái hiện, đưa vào đó những hoa văn, họa tiết gắn liền với những danh lam, thắng cảnh nổi tiếng trên mọi miền đất nước, như: Vịnh Hạ Long, chùa Một Cột, Khuê Văn Các linh thiêng; những bãi biển cát trắng ở Nha Trang, Đà Nẵng; hay cầu Thê Húc duyên dáng bên Hồ Gươm…
Gốm Chu Đậu (huyện Nam Sách, Hải Dương) phát triển rực rỡ vào thế kỷ 14 đến 17. Sau hơn ba thế kỷ thất truyền, nay gốm Chu Đậu đã hồi sinh, trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Hiện nay, gốm Chu Đậu được xuất khẩu đến hơn 30 nước trên thế giới.
Tranh dân gian Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian
Tranh dân gian Đông Hồ (thuộc làng Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) có cội nguồn từ xa xưa và ra đời phục vụ cho nhu cầu của người dân chơi tranh vào dịp Tết đến, xuân về. Dòng tranh dân gian này do chính những người dân sáng tạo ra, mang theo những nội dung người dân yêu thích và được thể hiện bằng một ngôn ngữ dễ hiểu, đơn giản.
Nét độc đáo thu hút người xem của Tranh dân gian Đông Hồ chính là màu sắc và chất liệu giấy in. Giấy dùng in tranh là một loại giấy được chế tạo thủ công từ cây Dó. Loại giấy này được quét lên một lớp hồ điệp để tạo nét sáng óng ánh đặc thù, chính vì thế tranh Đông Hồ có thêm một tên gọi khác là tranh Điệp. Bột điệp được chế ra từ vỏ con sò điệp nung nóng, nghiền nhỏ rồi trộn với hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, sau đó được quét lên giấy vẽ bằng một chiếc chổi lá thông sẽ để lại trên nền giấy những vệt màu không đều. Thậm chí có nhiều chỗ giấy không có màu. Vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh của những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng. Màu in cũng là một nét độc đáo trong quá trình sáng tạo của những nghệ nhân dân gian. Tất cả màu đều được chế ra từ hoa, lá, quả, cây trong tự nhiên như màu đen lấy từ than xoan hay than lá tre; màu vàng lấy từ hoa hòe; màu xanh từ lá chàm, gỉ đồng..
Để có được tờ tranh, các nghệ nhân còn phải chế bản để in. Có hai loại bản khắc: khắc màu và khắc nét. Muốn có được bản khắc màu, người ta phải chọn loại gỗ thớ mềm, xốp và dễ hút màu. Các nghệ nhân làng Hồ thường chọn gỗ giổi, gỗ vàng tâm để làm bản khắc và in màu. Bản khắc nét phải được khắc trên loại gỗ bền, chắc, thớ dẻo, mịn như gỗ thị, gỗ mõ, gỗ lồng mực. Cách in tranh là lối in ván sấp và in theo dây chuyền. Mỗi người in một màu. Trong tranh có bao nhiêu màu thì phải có bấy nhiêu bản khắc màu và lần in. Cuối cùng và quan trọng là in nét. Nét in sẽ chặn các mảng.
Duyên dáng nón lá Việt Nam
Cùng với áo dài, áo cánh, váy lĩnh, yếm đào, thắt lưng bao… chiếc nón được coi là một trang phục, vì thế chiếc nón được xem như một trong những biểu tượng truyền thống của người Việt, gắn bó với người Việt. Từ trong thơ ca, âm nhạc, hội họa cho đến điện ảnh… chiếc nón trở thành một thứ ngôn ngữ riêng giúp biểu đạt hình tượng và cả tâm tư của người phụ nữ.
Chiếc nón lá gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam tần tảo sớm hôm, vừa giỏi việc nước, lại đảm việc nhà. Người phụ nữ Việt Nam xưa, từ trẻ cho tới già đều sử dụng nón lá để che mưa, che nắng khi đi lao động, hay trong sinh hoạt thường ngày. Ở một số địa phương, khi con trai lấy vợ, người mẹ thường cầm theo một chiếc nón lá để sang đón nàng dâu về nhà mình. Mặc dù chiếc nón lá không còn là vật dụng hàng ngày của người phụ nữ ở các thành phố lớn nhưng hình ảnh người con gái trong tà áo dài và chiếc nón lá vẫn là nét đặc trưng cho người con gái Việt Nam.
Chiếc nón lá còn thể hiện được nét tính cách trong công việc của người phụ nữ Việt Nam với bàn tay khéo léo của người thợ. Người thợ khâu nón được ví như người thợ thêu. Vòng tre được đặt lên khuôn sẵn, lá xếp lên khuôn xong là đến công việc của người khâu. Những mũi kim khâu được ước lượng mà đều như đo. Những sợi móc dùng để khâu thường có độ dài, ngắn khác nhau. Muốn khâu cho liên tục thì gần hết sợi nọ phải nối tiếp sợi kia. Và cái tài của người thợ làm nón là các múi nối sợi móc được dấu kín, khiến khi nhìn vào chiếc nón chỉ thấy tăm tắp những mũi khâu mịn màng. Sợi móc len theo từng mũi kim qua 16 lớp vòng thì chiếc nón duyên dáng đã thành hình.
Chú Tễu - hình ảnh người nông dân Việt Nam chất phác, vui nhộn và dễ mến
Đây cũng là một hình ảnh rất thân thuộc với người Việt Nam. Chú Tễu là nhân vật nổi tiếng trong nghệ thuật múa rối nước độc đáo của Việt Nam. Một loại hình nghệ thuật gắn liền với nền văn hóa lúa nước.
Chú Tễu là hình tượng nghệ thuật dân gian, rất đặc trưng cho cư dân Đồng bằng sông Hồng. Qua hình tượng chú Tễu, không chỉ hiểu thêm về văn hóa dân gian Việt Nam mà còn là hình ảnh người nông dân Việt Nam chất phác nhưng vui nhộn và dễ mến.
Hình ảnh chú Tễu là một thanh niên nông dân khỏe mạnh, hiền lành, chất phác với chiếc khố vàng hiện ra nơi sân khấu thủy đình. Chú Tễu có vai trò như người dẫn chuyện trong các dịp lễ hội làng quê. Chú Tễu có nhiệm vụ khai mạc lễ hội, giới thiệu chương trình và thông báo các sự kiện đang diễn ra trong làng… Sự xuất hiện thường xuyên của chú làm cho Tễu trở thành nhân vật trung gian, tạo nên sự kết nối giữa khán giả và các nhân vật rối. Chú Tễu hắng giọng giới thiệu cái lai lịch của mình: “Tễu tôi vốn dòng trên thiên thượng/ Bởi hái đào bị trích xuống trần gian/ Thấy sự đời bối rối đa đoan/ Nên tôi phải lặn lội để lo toan sự “rối”… và cuộc trình diễn múa rối nước được bắt đầu.
Gốm Chu Đậu (huyện Nam Sách, Hải Dương) phát triển rực rỡ vào thế kỷ 14 đến 17. Sau hơn ba thế kỷ thất truyền, nay gốm Chu Đậu đã hồi sinh, trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Hiện nay, gốm Chu Đậu được xuất khẩu đến hơn 30 nước trên thế giới.
Tranh dân gian Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian
Tranh dân gian Đông Hồ (thuộc làng Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) có cội nguồn từ xa xưa và ra đời phục vụ cho nhu cầu của người dân chơi tranh vào dịp Tết đến, xuân về. Dòng tranh dân gian này do chính những người dân sáng tạo ra, mang theo những nội dung người dân yêu thích và được thể hiện bằng một ngôn ngữ dễ hiểu, đơn giản.
Nét độc đáo thu hút người xem của Tranh dân gian Đông Hồ chính là màu sắc và chất liệu giấy in. Giấy dùng in tranh là một loại giấy được chế tạo thủ công từ cây Dó. Loại giấy này được quét lên một lớp hồ điệp để tạo nét sáng óng ánh đặc thù, chính vì thế tranh Đông Hồ có thêm một tên gọi khác là tranh Điệp. Bột điệp được chế ra từ vỏ con sò điệp nung nóng, nghiền nhỏ rồi trộn với hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, sau đó được quét lên giấy vẽ bằng một chiếc chổi lá thông sẽ để lại trên nền giấy những vệt màu không đều. Thậm chí có nhiều chỗ giấy không có màu. Vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh của những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng. Màu in cũng là một nét độc đáo trong quá trình sáng tạo của những nghệ nhân dân gian. Tất cả màu đều được chế ra từ hoa, lá, quả, cây trong tự nhiên như màu đen lấy từ than xoan hay than lá tre; màu vàng lấy từ hoa hòe; màu xanh từ lá chàm, gỉ đồng..
Để có được tờ tranh, các nghệ nhân còn phải chế bản để in. Có hai loại bản khắc: khắc màu và khắc nét. Muốn có được bản khắc màu, người ta phải chọn loại gỗ thớ mềm, xốp và dễ hút màu. Các nghệ nhân làng Hồ thường chọn gỗ giổi, gỗ vàng tâm để làm bản khắc và in màu. Bản khắc nét phải được khắc trên loại gỗ bền, chắc, thớ dẻo, mịn như gỗ thị, gỗ mõ, gỗ lồng mực. Cách in tranh là lối in ván sấp và in theo dây chuyền. Mỗi người in một màu. Trong tranh có bao nhiêu màu thì phải có bấy nhiêu bản khắc màu và lần in. Cuối cùng và quan trọng là in nét. Nét in sẽ chặn các mảng.
Duyên dáng nón lá Việt Nam
Cùng với áo dài, áo cánh, váy lĩnh, yếm đào, thắt lưng bao… chiếc nón được coi là một trang phục, vì thế chiếc nón được xem như một trong những biểu tượng truyền thống của người Việt, gắn bó với người Việt. Từ trong thơ ca, âm nhạc, hội họa cho đến điện ảnh… chiếc nón trở thành một thứ ngôn ngữ riêng giúp biểu đạt hình tượng và cả tâm tư của người phụ nữ.
Chiếc nón lá gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam tần tảo sớm hôm, vừa giỏi việc nước, lại đảm việc nhà. Người phụ nữ Việt Nam xưa, từ trẻ cho tới già đều sử dụng nón lá để che mưa, che nắng khi đi lao động, hay trong sinh hoạt thường ngày. Ở một số địa phương, khi con trai lấy vợ, người mẹ thường cầm theo một chiếc nón lá để sang đón nàng dâu về nhà mình. Mặc dù chiếc nón lá không còn là vật dụng hàng ngày của người phụ nữ ở các thành phố lớn nhưng hình ảnh người con gái trong tà áo dài và chiếc nón lá vẫn là nét đặc trưng cho người con gái Việt Nam.
Chiếc nón lá còn thể hiện được nét tính cách trong công việc của người phụ nữ Việt Nam với bàn tay khéo léo của người thợ. Người thợ khâu nón được ví như người thợ thêu. Vòng tre được đặt lên khuôn sẵn, lá xếp lên khuôn xong là đến công việc của người khâu. Những mũi kim khâu được ước lượng mà đều như đo. Những sợi móc dùng để khâu thường có độ dài, ngắn khác nhau. Muốn khâu cho liên tục thì gần hết sợi nọ phải nối tiếp sợi kia. Và cái tài của người thợ làm nón là các múi nối sợi móc được dấu kín, khiến khi nhìn vào chiếc nón chỉ thấy tăm tắp những mũi khâu mịn màng. Sợi móc len theo từng mũi kim qua 16 lớp vòng thì chiếc nón duyên dáng đã thành hình.
Chú Tễu - hình ảnh người nông dân Việt Nam chất phác, vui nhộn và dễ mến
Đây cũng là một hình ảnh rất thân thuộc với người Việt Nam. Chú Tễu là nhân vật nổi tiếng trong nghệ thuật múa rối nước độc đáo của Việt Nam. Một loại hình nghệ thuật gắn liền với nền văn hóa lúa nước.
Chú Tễu là hình tượng nghệ thuật dân gian, rất đặc trưng cho cư dân Đồng bằng sông Hồng. Qua hình tượng chú Tễu, không chỉ hiểu thêm về văn hóa dân gian Việt Nam mà còn là hình ảnh người nông dân Việt Nam chất phác nhưng vui nhộn và dễ mến.
Hình ảnh chú Tễu là một thanh niên nông dân khỏe mạnh, hiền lành, chất phác với chiếc khố vàng hiện ra nơi sân khấu thủy đình. Chú Tễu có vai trò như người dẫn chuyện trong các dịp lễ hội làng quê. Chú Tễu có nhiệm vụ khai mạc lễ hội, giới thiệu chương trình và thông báo các sự kiện đang diễn ra trong làng… Sự xuất hiện thường xuyên của chú làm cho Tễu trở thành nhân vật trung gian, tạo nên sự kết nối giữa khán giả và các nhân vật rối. Chú Tễu hắng giọng giới thiệu cái lai lịch của mình: “Tễu tôi vốn dòng trên thiên thượng/ Bởi hái đào bị trích xuống trần gian/ Thấy sự đời bối rối đa đoan/ Nên tôi phải lặn lội để lo toan sự “rối”… và cuộc trình diễn múa rối nước được bắt đầu.
Phương Khánh (tổng hợp)
TTXVN