Sáng 24/5, tại phường Dương Nội, quận Hà Đông, thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch và Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP) của thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Ủy ban Nhân dân quận Hà Đông tổ chức Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2024.
Với khoảng 10,7 triệu cư dân đang sinh sống, làm việc và học tập, hằng năm lại đón thêm hàng triệu du khách trong và ngoài nước tới tham quan thì nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội là rất lớn. Để bảo đảm nguồn cung thực phẩm, Hà Nội đã và đang bắt tay với các tỉnh, thành trên cả nước, đưa các loại nông sản còn thiếu vào phân phối tại hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ… phục vụ nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân.
Thời gian qua, Hà Nội đẩy mạnh xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn nhằm xây dựng chuỗi khép kín từ sản xuất tới tiêu thụ, bảo đảm kiểm soát được nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. Việc phát triển chuỗi góp phần tăng lợi thế cạnh tranh của các mặt hàng tham gia chuỗi, tạo đầu ra ổn định, bền vững, tránh tình trạng "được mùa - mất giá".
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức “Diễn đàn trực tuyến Hà Nội 2021 - Kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và Nông sản, thực phẩm an toàn” vào ngày 1/9/2021.
Để nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo ra nguồn cung cấp thực phẩm an toàn, nông dân huyện miền núi Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng mô hình liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm gà thả vườn an toàn. Nhờ thực hiện mô hình, nhiều hộ dân các xã vùng cao đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật mới trong nuôi gà an toàn, từ đó sản xuất ra sản phẩm gà con chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) phối hợp Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Diễn đàn Kết nối tiêu thụ nông sản Nam Bộ tại Hà Nội. Tham dự diễn đàn có đại diện các cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội, đại diện một số tỉnh Nam Bộ cùng đông đảo các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã…
Từ 18-21/10, tại Nhà thi đấu Nguyễn Du, Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp với Ban quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ hội sức khỏe và dinh dưỡng lần thứ 1 năm 2018. Hơn 150 gian hàng của 100 doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm của Việt Nam được giới thiệu tại lễ hội.
Cùng với việc tăng cường ngăn chặn nguồn thực phẩm bẩn, Thành phố Hồ Chí Minh cần đẩy mạnh hơn nữa phát triển, tạo nguồn thực phẩm an toàn cho người dân. Đây mới chính là mấu chốt để thực phẩm bẩn không còn cơ hội tồn tại. Đây là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm tại buổi làm việc với Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, chiều 24/1.
Nhiều chuỗi thực phẩm an toàn lần đầu tiên được giới thiệu tại Hội chợ Xanh diễn ra từ ngày 25 đến 28/1/2018 tới đây nhằm mang đến cho người dân sự lựa chọn thực phẩm an toàn, nhất là thời điểm Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 đang đến gần.
Ngày 12/11, tại Bình Thuận, Ban Quản lý an toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận đã ký kết phối hợp quản lý và kết nối tiêu thụ nông sản, thủy sản cho các cơ sở trong chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn giữa tỉnh Bình Thuận và Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2019.
Hiện nay, công tác quản lý Nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn còn "lỗ hổng"; thị trường thực phẩm chưa được kiểm soát hết. Do đó, lựa chọn đúng những thực phẩm an toàn cho gia đình là điều khiến nhiều bà nội trợ "đau đầu" và các các cơ quan quản lý trăn trở khi tìm các giải pháp ngăn chặn thực phẩm “bẩn” tuồn ra thị trường.
Hiện nay, công tác quản lý Nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn còn "lỗ hổng"; thị trường thực phẩm chưa được kiểm soát hết. Do đó, lựa chọn đúng những thực phẩm an toàn cho gia đình là điều khiến nhiều bà nội trợ "đau đầu" và các các cơ quan quản lý trăn trở khi tìm các giải pháp ngăn chặn thực phẩm “bẩn” tuồn ra thị trường.
Thực hiện Kế hoạch xây dựng các mô hình thí điểm an toàn thực phẩm trên địa bàn đến năm 2018, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng được 11 mô hình chuỗi thực phẩm được cấp chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Mới đây, chuỗi cửa hàng thực phẩm mang thương hiệu “Bò Úc Minh Giang” của Công ty TNHH Anh Minh Giang, xã Lộc Thịnh, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đã ra đời. Điều này góp thêm một địa chỉ đáng tin cậy để người tiêu dùng Thanh Hóa có cơ hội được lựa chọn nhiều sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ cho bữa ăn hàng ngày.
Với mục tiêu “Nói không với thực phẩm bẩn”, tối 22/5, tại Trung tâm triển lãm Nông nghiệp Việt Nam (quận Cầu Giấy, Hà Nội), Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam đã tổ chức khai mạc Hội chợ ẩm thực và thực phẩm an toàn năm 2017.