Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết, Lễ hội sức khỏe và dinh dưỡng là nơi quy tụ doanh nghiệp, đơn vị sản xuất sản phẩm hữu cơ, an toàn đạt chứng nhận quốc tế và trong nước có uy tín. Để được tham gia ngày hội, các doanh nghiệp phải có sản phẩm đạt chứng nhận quốc tế; chứng nhận do Ban quản lý An toàn thực phẩm cấp; đặc sản địa phương có chỉ dẫn địa lý; sản phẩm được bảo hộ của Cộng đồng châu Âu…
Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt giới thiệu sản phẩm đến người dân và là dịp người tiêu dùng tiếp cận nhiều loại thực phẩm sạch của Việt Nam như: Nước mắm, gạo, rau củ quả, các loại gia vị, thực phẩm chế biến sẵn... Đặc biệt lễ hội còn có nhiều mặt hàng nông sản đặc sản của các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Tây Nam Bộ...
Ngoài ra, tại lễ hội còn diễn ra hoạt động kết nối giữa các nhà cung ứng nông sản, thực phẩm hàng đầu với người tiêu dùng và nhà phân phối quốc tế... Đặc biệt, trong lần đầu tiên tổ chức, Ban tổ chức đã mời các bếp ăn công nghiệp, bếp ăn của bệnh viện, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tham gia kết nối với doanh nghiệp cung cấp thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn.
Đánh giá cao nỗ lực đưa thực phẩm sạch đến với người dân của Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh thừa nhận, thói quen của một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng Việt Nam là rẻ và tiện mà chưa chú trọng đến chất lượng.
Do đó, làm sao để thay đổi thói quen của người tiêu dùng, kết nối các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn với người dân là rất khó.
Những lễ hội như thế này là cơ hội để các doanh nghiệp Việt đẩy mạnh hoạt động quảng bá, giới thiệu thực phẩm sạch đến người dân, góp phần đẩy lùi nạn thực phẩm bẩn.
“Tôi hy vọng sẽ có nhiều chương trình quảng bá, giới thiệu thực phẩm sạch như thế này để người dân được tiếp cận nhiều hơn với thực phẩm sạch. Điều này sẽ góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nhận thức của người dân Việt Nam về thói quen mua, dùng thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn”, bà Phạm Khánh Phong Lan chia sẻ./.
Cắt băng khai mạc Lễ hội Sức khỏe và dinh dưỡng lần thứ 1 - năm 2018. Ảnh: Đinh Hằng - TTXVN |
Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt giới thiệu sản phẩm đến người dân và là dịp người tiêu dùng tiếp cận nhiều loại thực phẩm sạch của Việt Nam như: Nước mắm, gạo, rau củ quả, các loại gia vị, thực phẩm chế biến sẵn... Đặc biệt lễ hội còn có nhiều mặt hàng nông sản đặc sản của các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Tây Nam Bộ...
Ngoài ra, tại lễ hội còn diễn ra hoạt động kết nối giữa các nhà cung ứng nông sản, thực phẩm hàng đầu với người tiêu dùng và nhà phân phối quốc tế... Đặc biệt, trong lần đầu tiên tổ chức, Ban tổ chức đã mời các bếp ăn công nghiệp, bếp ăn của bệnh viện, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tham gia kết nối với doanh nghiệp cung cấp thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn.
Người dân tìm hiểu và mua thực phẩm tại Lễ hội. Ảnh: Đinh Hằng - TTXVN |
Đánh giá cao nỗ lực đưa thực phẩm sạch đến với người dân của Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh thừa nhận, thói quen của một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng Việt Nam là rẻ và tiện mà chưa chú trọng đến chất lượng.
Do đó, làm sao để thay đổi thói quen của người tiêu dùng, kết nối các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn với người dân là rất khó.
Những lễ hội như thế này là cơ hội để các doanh nghiệp Việt đẩy mạnh hoạt động quảng bá, giới thiệu thực phẩm sạch đến người dân, góp phần đẩy lùi nạn thực phẩm bẩn.
Người dân tìm hiểu và mua thực phẩm tại Lễ hội. Ảnh: Đinh Hằng -TTXVN |
Đinh Hằng