Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận, trao đổi kinh nghiệm, chỉ ra những tồn tại, hạn chế bất cập trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc như: việc đầu tư còn dàn trải, thiếu tập trung, việc lồng ghép các chính sách chưa tốt, sử dụng vốn chưa hiệu quả…
Từ những tồn tại, hạn chế đó, tại hội nghị, đồng chí Đinh Quế Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc lưu ý, trong 6 tháng cuối năm 2017, các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện tốt các Chỉ thị, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, giai đoạn 2016 – 2020 đối với vùng dân tộc, miền núi. Các địa phương thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc đã ban hành; chủ động theo dõi nắm sát tình hình kịp thời báo cáo tham mưu việc thực hiện chính sách, chương trình, dự án được đầu tư trong vùng dân tộc; qua đó, có các giải pháp giải quyết, xử lý những vấn đề phát sinh, đặc biệt là thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, các điểm nóng về an ninh trật tự.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phạm Đăng Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết: thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa luôn nhất quán quan điểm phát triển vùng miền núi, dân tộc và công tác dân tộc vừa là nhiệm vụ mang tính chiến lược, lâu dài, vừa phải tập trung đầu tư thường xuyên, cấp bách. Ngoài các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Trung ương đầu tư, hỗ trợ cho vùng dân tộc miền núi của tỉnh, Thanh Hóa đã ban hành một số chương trình, nghị quyết, chính sách riêng để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho vùng dân tộc miền núi. Từ các chương trình, đề án, chính sách dân tộc của Trung ương và của tỉnh đã góp phần phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
Sáu tháng đầu năm 2017, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc tiếp tục nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành Trung ương và các địa phương đã tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ các chính sách. Ủy ban Dân tộc đã lựa chọn những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm để tập trung chỉ đạo, điều hành; công tác quản lý nhà nước về công tác dân tộc tiếp tục được tăng cường, các nguồn lực thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc được quan tâm…Nhờ đó, phát triển kinh tế, xã hội đạt được những kết quả quan trọng như: sản xuất nông - lâm nghiệp phát triển, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển đổi mạnh; sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại ngày càng phát triển; cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn được quan tâm, hệ thống giao thông hình thành, đảm bảo kết nối giữa các vùng, miền, các tỉnh, các huyện, xã và thôn, bản; công tác giáo dục, đào tạo, y tế, an ninh chính trị - trật tự xã hội được quan tâm, giữ vững; các giá trị văn hóa dân tộc tiếp tục được quan tâm, bảo tồn và phát huy.
Từ những tồn tại, hạn chế đó, tại hội nghị, đồng chí Đinh Quế Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc lưu ý, trong 6 tháng cuối năm 2017, các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện tốt các Chỉ thị, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, giai đoạn 2016 – 2020 đối với vùng dân tộc, miền núi. Các địa phương thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc đã ban hành; chủ động theo dõi nắm sát tình hình kịp thời báo cáo tham mưu việc thực hiện chính sách, chương trình, dự án được đầu tư trong vùng dân tộc; qua đó, có các giải pháp giải quyết, xử lý những vấn đề phát sinh, đặc biệt là thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, các điểm nóng về an ninh trật tự.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phạm Đăng Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết: thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa luôn nhất quán quan điểm phát triển vùng miền núi, dân tộc và công tác dân tộc vừa là nhiệm vụ mang tính chiến lược, lâu dài, vừa phải tập trung đầu tư thường xuyên, cấp bách. Ngoài các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Trung ương đầu tư, hỗ trợ cho vùng dân tộc miền núi của tỉnh, Thanh Hóa đã ban hành một số chương trình, nghị quyết, chính sách riêng để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho vùng dân tộc miền núi. Từ các chương trình, đề án, chính sách dân tộc của Trung ương và của tỉnh đã góp phần phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
Sáu tháng đầu năm 2017, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc tiếp tục nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành Trung ương và các địa phương đã tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ các chính sách. Ủy ban Dân tộc đã lựa chọn những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm để tập trung chỉ đạo, điều hành; công tác quản lý nhà nước về công tác dân tộc tiếp tục được tăng cường, các nguồn lực thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc được quan tâm…Nhờ đó, phát triển kinh tế, xã hội đạt được những kết quả quan trọng như: sản xuất nông - lâm nghiệp phát triển, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển đổi mạnh; sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại ngày càng phát triển; cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn được quan tâm, hệ thống giao thông hình thành, đảm bảo kết nối giữa các vùng, miền, các tỉnh, các huyện, xã và thôn, bản; công tác giáo dục, đào tạo, y tế, an ninh chính trị - trật tự xã hội được quan tâm, giữ vững; các giá trị văn hóa dân tộc tiếp tục được quan tâm, bảo tồn và phát huy.
Khiếu Tư