Tỉnh phấn đấu đưa hai xã Thượng Long và Hương Hữu (huyện Nam Đông) và 10 xã Hồng Thượng, A Ngo, Hồng Hạ, Hồng Bắc, Hồng Thủy, Hương Lâm, Bắc Sơn, A Đớt, Hồng Quảng, Đông Sơn (huyện A Lưới) có tỷ lệ hộ nghèo cao giảm xuống dưới 25% vào cuối năm 2020. Bảy xã nghèo khác ở huyện A Lưới (A Roàng, Hồng Kim, Nhâm, Hồng Vân, Hương Nguyên, Hồng Trung, Hồng Thái) mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo trên 4%, hạn chế thấp nhất số hộ tái nghèo, đến cuối năm 2020 không còn nhóm xã có tỷ lệ hộ nghèo quá cao trên địa bàn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Đinh Khắc Đính cho biết, sau gần 9 tháng triển khai chủ trương trên, 19/19 xã nghèo ở huyện A Lưới và Nam Đông đã nhận được hỗ trợ đợt 1 với tổng kinh phí trên 2,5 tỷ đồng. Trong đó, hơn 1 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất, hơn 480 triệu đồng hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh, hơn 340 triệu đồng hỗ trợ xây dựng nhà ở, gần 300 triệu đồng hỗ trợ xây dựng một số công trình thiết yếu như điện thắp sáng, công trình nước, ngoài ra các đơn vị còn hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo. Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị còn trao quà cho học sinh, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn với tổng giá trị gần 390 triệu đồng. Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp từ tỉnh đến cơ sở thông qua nguôn "Quỹ vì người nghèo" và các chương trình an sinh xã hội đã hỗ trợ gần 136 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo ở 2 huyện A Lưới và Nam Đông.
Trong quá trình thực hiện, các cơ quan, đơn vị được phân công giúp đỡ các xã nghèo đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương trong việc lựa chọn các giải pháp hỗ trợ thiết thực, cải thiện tích cực các tiêu chí thiếu hụt theo chuẩn nghèo đa chiều. Các hộ nghèo nhận được sự hỗ trợ đã lao động, sản xuất kinh doanh tạo nguồn thu nhập. Đây là tín hiệu khả quan dự báo tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo tại 19 xã có tỷ lệ nghèo trên 25% ở địa bàn Nam đông và A Lưới sẽ giảm trong những năm tới. Các đơn vị giúp xã tổ chức bồi dưỡng kiến thức khoa học, nâng cao sản xuất, đời sống sinh hoạt, phòng chống dịch bệnh, xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả, áp dụng giống mới năng suất cao phù hợp với lợi thế vùng sinh thái, hướng dẫn thủ tục vay vốn ngân hàng, trợ giúp pháp lý.
Các địa phương, đơn vị được phân công giúp đỡ các xã nghèo đã hỗ trợ thực hiện kế hoạch giảm nghèo, nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả cho hộ nghèo về phát triển kinh tế, nhằm tạo thêm việc làm cho người nghèo trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu hợp lý cây trồng, vật nuôi có năng suất chất lượng cao vào sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định được đời sống, giảm nghèo nhanh và bền vững. Cùng với đó, tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cấp xã, kỹ năng làm việc, kỹ năng sử dụng máy vi tính; tổ chức các phong trào xã hội học tập hiệu quả, an ninh trật tự; tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, nhân dân; hướng dẫn cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo biết cách lập kế hoạch chi tiêu trong tháng, trong năm để tiết kiệm đầu tư vào nuôi trồng, sản xuất kinh doanh; hỗ trợ vốn trực tiếp để thực hiện mô hình sinh kế nhỏ, phù hợp với đặc điểm và thói quen chăn nuôi, trồng trọt của các hộ nghèo.
Thời gian tới, các hoạt động trợ giúp cần hướng đến tính bền vững như trợ giúp cần có cam kết, điều kiện kèm theo và hướng dẫn hộ nghèo tiếp cận các nguồn vốn, kỹ thuật sản xuất kinh doanh, đồng thời phối hợp để tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho hộ nghèo. Lâu nay, phương pháp trợ giúp gần như "cho không" là chủ yếu, nên chưa tạo được "cú hích" để hộ nghèo có ý thức vươn lên, nhất là đối với hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Đinh Khắc Đính yêu cầu, các cơ quan, đơn vị trợ giúp và địa phương cần quan tâm công tác tuyên truyền, vận động làm thay đổi nhận thức của người nghèo trong chi tiêu tiết kiệm và biết tích lũy để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh vươn lên thoát nghèo; tập trung hơn nữa vào đối tượng là con em hộ nghèo, cận nghèo trong nhận thức nghề nghiệp, học nghề, tìm kiếm việc làm và thay đổi phương thức sản xuất....
9 tháng năm 2017, 584 lao động đã được dạy nghề tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Đinh Khắc Đính cho biết, sau gần 9 tháng triển khai chủ trương trên, 19/19 xã nghèo ở huyện A Lưới và Nam Đông đã nhận được hỗ trợ đợt 1 với tổng kinh phí trên 2,5 tỷ đồng. Trong đó, hơn 1 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất, hơn 480 triệu đồng hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh, hơn 340 triệu đồng hỗ trợ xây dựng nhà ở, gần 300 triệu đồng hỗ trợ xây dựng một số công trình thiết yếu như điện thắp sáng, công trình nước, ngoài ra các đơn vị còn hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo. Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị còn trao quà cho học sinh, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn với tổng giá trị gần 390 triệu đồng. Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp từ tỉnh đến cơ sở thông qua nguôn "Quỹ vì người nghèo" và các chương trình an sinh xã hội đã hỗ trợ gần 136 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo ở 2 huyện A Lưới và Nam Đông.
Trong quá trình thực hiện, các cơ quan, đơn vị được phân công giúp đỡ các xã nghèo đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương trong việc lựa chọn các giải pháp hỗ trợ thiết thực, cải thiện tích cực các tiêu chí thiếu hụt theo chuẩn nghèo đa chiều. Các hộ nghèo nhận được sự hỗ trợ đã lao động, sản xuất kinh doanh tạo nguồn thu nhập. Đây là tín hiệu khả quan dự báo tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo tại 19 xã có tỷ lệ nghèo trên 25% ở địa bàn Nam đông và A Lưới sẽ giảm trong những năm tới. Các đơn vị giúp xã tổ chức bồi dưỡng kiến thức khoa học, nâng cao sản xuất, đời sống sinh hoạt, phòng chống dịch bệnh, xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả, áp dụng giống mới năng suất cao phù hợp với lợi thế vùng sinh thái, hướng dẫn thủ tục vay vốn ngân hàng, trợ giúp pháp lý.
Lễ trao học bổng “Đồng hành chắp cánh ước mơ” năm 2017 cho 109 em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên- Huế với tổng giá trị hơn 307 triệu đồng. Ảnh: Mai Trang -TTXVN. |
Các địa phương, đơn vị được phân công giúp đỡ các xã nghèo đã hỗ trợ thực hiện kế hoạch giảm nghèo, nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả cho hộ nghèo về phát triển kinh tế, nhằm tạo thêm việc làm cho người nghèo trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu hợp lý cây trồng, vật nuôi có năng suất chất lượng cao vào sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định được đời sống, giảm nghèo nhanh và bền vững. Cùng với đó, tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cấp xã, kỹ năng làm việc, kỹ năng sử dụng máy vi tính; tổ chức các phong trào xã hội học tập hiệu quả, an ninh trật tự; tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, nhân dân; hướng dẫn cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo biết cách lập kế hoạch chi tiêu trong tháng, trong năm để tiết kiệm đầu tư vào nuôi trồng, sản xuất kinh doanh; hỗ trợ vốn trực tiếp để thực hiện mô hình sinh kế nhỏ, phù hợp với đặc điểm và thói quen chăn nuôi, trồng trọt của các hộ nghèo.
Thời gian tới, các hoạt động trợ giúp cần hướng đến tính bền vững như trợ giúp cần có cam kết, điều kiện kèm theo và hướng dẫn hộ nghèo tiếp cận các nguồn vốn, kỹ thuật sản xuất kinh doanh, đồng thời phối hợp để tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho hộ nghèo. Lâu nay, phương pháp trợ giúp gần như "cho không" là chủ yếu, nên chưa tạo được "cú hích" để hộ nghèo có ý thức vươn lên, nhất là đối với hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Đinh Khắc Đính yêu cầu, các cơ quan, đơn vị trợ giúp và địa phương cần quan tâm công tác tuyên truyền, vận động làm thay đổi nhận thức của người nghèo trong chi tiêu tiết kiệm và biết tích lũy để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh vươn lên thoát nghèo; tập trung hơn nữa vào đối tượng là con em hộ nghèo, cận nghèo trong nhận thức nghề nghiệp, học nghề, tìm kiếm việc làm và thay đổi phương thức sản xuất....
Quốc Việt