Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị Chính phủ với địa phương

Sáng 6/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I/2025; tình hình phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công, triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tháng 3 và quý I/2025; một số nhiệm vụ cần tập trung chỉ đạo trong tháng 4 và thời gian tới.

potal-thu-tuong-chu-tri-phien-hop-chinh-phu-thuong-ky-thang-3-nam-2025-7956353.jpg
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2025. Ảnh: Dương Giang - TTXVN

Tại hội nghị các đại biểu cũng nghe báo cáo Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2024; báo cáo Chỉ số cải cách hành chính của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ, trực tuyến với các điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Dự hội nghị có các Phó Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng, Thủ trưởng, lãnh đạo các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan của Trung ương Đảng, Quốc hội; lãnh đạo các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương; lãnh đạo một số tập đoàn kinh tế lớn.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, năm 2025 đã đi qua được 1/4 thời gian, tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là việc Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan đối ứng cao, trong đó có Việt Nam, căng thẳng thương mại leo thang có thể gây đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng.

potal-thu-tuong-chu-tri-phien-hop-chinh-phu-thuong-ky-thang-3-nam-2025-7956350.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2025. Ảnh: Dương Giang - TTXVN

Trước bối cảnh đó, các nước có các phản ứng khác nhau; các thị trường chứng khoán quốc tế sụt giảm; tác động mạnh đến tăng trưởng và sự ổn định kinh tế toàn cầu. Đối với Việt Nam, ngay từ đầu năm, chúng ta đã thực hiện tất cả các biện pháp nhằm cân bằng thương mại với Hoa Kỳ. Trong đó, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành đã có các giao thiệp với phía bạn, đặc biệt Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trao đổi về quan hệ, nhất là về kinh tế, thương mại giữa hai nước; trong nước tiếp tục nghiên cứu giảm thuế nhập khẩu; gặp gỡ, trao đổi với các hiệp hội, doanh nghiệp, nhà khoa học Hoa Kỳ; giải quyết các yêu cầu chính đáng của phía bạn, trên cơ sở lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ.

Cùng với đó, thúc đẩy tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá chuỗi cung ứng; khai thác hiệu quả 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các khuôn khổ hợp tác khác mà Việt Nam tham gia. Sáng 3/4, ngay sau khi Tổng thống Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới, Thường trực Chính phủ đã triệu tập cuộc họp để đánh giá tình hình, đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp thích ứng; thành lập Tổ công tác đặc biệt phản ứng nhanh; báo cáo Bộ Chính trị để xin ý kiến chỉ đạo và tới đây Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc sẽ sang Hoa Kỳ để trao đổi với phía Bạn. Chiều 5/4, Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương tiếp tục họp về hợp tác kinh tế, thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ; triển khai thông điệp cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sau khi Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới.

Thủ tướng Chính phủ lưu ý phải đặt quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Hoa Kỳ trong tổng thể quan hệ kinh tế đối ngoại Việt Nam; xác định Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn của Việt Nam, song không phải là đối tác duy nhất; đồng thời, coi đây là cơ hội để Việt Nam cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển nhanh, bền vững, dựa vào khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; cơ cấu lại và đa dạng hoá sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng…

Theo Thủ tướng, trong bối cảnh đó, cả nước đã và đang tập trung 5 nhiệm vụ lớn gồm: Phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên theo kịch bản mới, tạo đà, tạo thế, tạo lực, nền tảng cho mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong những năm tới để đạt 2 mục tiêu 100 năm đã đề ra; tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và chính quyền địa phương; rà soát hoàn thiện các văn kiện Đại hội XIV của Đảng, chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng; triển khai thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết 59 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế trong tình hình mới; chuẩn bị và tổ chức các ngày lễ lớn của đất nước…

Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, mà trực tiếp là Tổng Bí thư Tô Lâm, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cộng đồng nhân dân và nhân dân, tình hình kinh tế-xã hội tháng sau tốt hơn tháng trước, quý I/2025 tốt hơn cùng kỳ năm trước trên hầu hết các lĩnh vực.

Tăng trưởng quý I/2025 đạt 6,93%, cao hơn so cùng kỳ 5 năm qua, cao hơn kịch bản tăng trưởng ban đầu, tuy nhiên lại thấp hơn kịch bản tăng trưởng mới. Kinh tế vĩ mô ổn định, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, kiểm soát bội chi ngân sách, nợ Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài; 3 khu vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ tăng trưởng tích cực, đặc biệt là nông nghiệp. Các lĩnh vực an sinh xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế được quan tâm, chăm lo; công tác xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được củng cố; tăng cường công tác đối ngoại; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển đất nước.

Tuy nhiên vẫn có những hạn chế, khó khăn, bất cập như: Sức ép về tỷ giá, lạm phát gia tăng; sức mua phục hồi chậm; thị trường bất động sản có những bất cập; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn cùng kỳ; rủi ro, thách thức còn nhiều, nhất là sau khi Hoa Kỳ có chính sách thuế quan mới.

Thủ tướng yêu cầu tại hội nghị, các đại biểu tập trung phân tích bối cảnh, tình hình; công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các bộ, ngành, địa phương; đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội quý I/2025; phân tích bối cảnh tình hình hiện nay và dự báo quý II; đề xuất nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tháng 4, quý II và cả năm 2025.

Lưu ý những việc cần làm ngay, trước mắt và lâu dài để ứng phó tình hình hiện nay trên thế giới, nhất là khả năng chiến tranh thương mại, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo phải chỉ ra được nhiệm vụ của từng bộ, ngành, địa phương phải làm để đạt được mức tăng trưởng 8% trở lên; sắp xếp, tổ chức bộ máy hành chính nhưng phải kế thừa các công việc đang làm; thực hiện tốt Nghị quyết 57 và 59 của Bộ Chính trị; cần có cơ chế, chính sách để tháo gỡ những vướng mắc về mặt thể chế như quy hoạch, cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ cho nhân dân; thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công vì đầu tư công sẽ đóng góp 2% điểm tăng trưởng; thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống là đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu… Cùng với đó, tiếp tục quan tâm các vấn đề, văn hoá, xã hội, nhất là xoá nhà tạm, nhà dột nát, phát triển nhà ở xã hội; đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Cho biết, việc sắp xếp đơn vị hành chính địa phương là việc khó và quan trọng; phải thực hiện thì đất nước mới phát triển được; sắp xếp tổ chức bộ máy thì mới tăng cường hiệu lực, hiệu quả, hiệu năng quản lý nhà nước, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức phải cùng chung nhịp đập; yêu cầu các đại biểu đánh giá tình hình, nguyên nhân, nhất là bài học trong quản lý điều hành và hiến kế để đất nước vượt qua khó khăn, thách thức, phát triển.

TTXVN tiếp tục cập nhật thông tin về hội nghị.

Phạm Tiếp

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2025. Ảnh: Dương Giang - TTXVN

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Phải xử lý linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo các mục tiêu phát triển

Sáng 6/4, kết luận Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế quan mới cũng là cơ hội để chúng ta cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại thị trường, sản xuất và xuất khẩu; do đó phải bản lĩnh, trí tuệ, bình tĩnh xử lý chủ động, sáng tạo, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, đảm bảo mục tiêu ổn định, phát triển nhanh, bền vững, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân.

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo đối với đồng chí Nguyễn Văn Hiếu và cho thôi giữ các chức vụ, đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét cho thôi giữ chức Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XIII; đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét thi hành kỷ luật đồng chí Trương Hòa Bình.

50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Phú Yên: Diện mạo phát triển mới, điểm đến hấp dẫn, thân thiện

50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Phú Yên: Diện mạo phát triển mới, điểm đến hấp dẫn, thân thiện

Tối 1/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Phú Yên (1/4/1975-1/4/2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Dự buổi lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng đông đảo cán bộ, chiến sỹ và nhân dân tỉnh Phú Yên.

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Thông tin ngày 30/3 từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo cho hay, căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về việc cho phép sử dụng từ nguồn tiết kiệm 5% kinh phí chi thường xuyên năm 2024 để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phân bổ 4.557,773 tỷ đồng để các địa phương triển khai chương trình này trên địa bàn. Đến nay, các địa phương đã nhận được 2.836,8 tỷ đồng từ các bộ, ngành, địa phương, ngân hàng, tập đoàn, đạt gần 82% theo phương án phân công của Ban Chỉ đạo trung ương.

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dâng hương tại Tượng đài chiến thắng Núi Bà

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dâng hương tại Tượng đài chiến thắng Núi Bà

Ngày 30/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dẫn đầu đoàn công tác, cùng lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định, đã đến dâng hương, hoa tại Tượng đài chiến thắng Núi Bà (huyện Phù Cát), nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 - 31/3/2025).

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Ngày 29/3, Bộ Y tế có văn bản hỏa tốc gửi Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ về việc tăng cường công tác phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật "Đảng trong Mùa xuân Đại thắng". Ảnh: Thống Nhất – TTXVN

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”

Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 28/3, tại Nhà hát Trưng Vương, thành phố Đà Nẵng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”.

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp; trên cơ sở kết quả thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thời gian qua, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.

Bộ Nội vụ đang tham mưu xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, sáp nhập một số tỉnh, thành phố

Bộ Nội vụ đang tham mưu xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, sáp nhập một số tỉnh, thành phố

Ông Phan Trung Tuấn, Vụ trưởng Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ) cho biết, Bộ Nội vụ đang khẩn trương phối hợp với các cơ quan Trung ương, địa phương để tham mưu trình các cấp có thẩm quyền Đề án về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên thực hiện “3 tiên phong”, “6 trọng tâm” cùng đất nước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên thực hiện “3 tiên phong”, “6 trọng tâm” cùng đất nước vào kỷ nguyên mới

Nhân kỷ niệm kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2025), tối 23/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ trao Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024, với chủ đề “Sứ mệnh vinh quang” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức. Tại đây, Thủ tướng đề nghị Thanh niên Việt Nam thực hiện “3 tiên phong” và “6 trọng tâm”, cùng cả nước chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới.

Đã dập tắt đám cháy rừng ở núi Nghiêm (Tuyên Quang)

Đã dập tắt đám cháy rừng ở núi Nghiêm (Tuyên Quang)

Thông tin từ UBND huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, đến 8 giờ ngày 22/3, các đám cháy rừng tại núi Nghiêm, xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã được dập tắt. Để đảm bảo các đám cháy không bùng phát trở lại, các lực lượng chức năng vẫn chốt tại hiện trường để ứng phó.