Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị sơ kết một năm triển khai Đề án 06

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị sơ kết một năm triển khai Đề án 06

Sáng 25/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (Ủy ban) chủ trì Hội nghị sơ kết một năm triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) và tổng kết hoạt động năm 2022, triển khai các nhiệm vụ năm 2023 và trong thời gian tới của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.

Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ và Trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị sơ kết một năm triển khai Đề án 06 ảnh 1Thủ tướng Phạm Minh Chính, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì và điều hành Hội nghị. Ảnh: Dương Giang - TTXVN

Dự hội nghị tại Trụ sở Chính phủ có Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm; các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; đại diện lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao; các tập đoàn kinh tế trong lĩnh vực công nghệ, thông tin...

Mở đầu Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, chỉ còn 1 tuần nữa là kết thúc năm 2022 - năm của những biến động nhanh, phức tạp, khó lường, có nhiều vấn đề chưa có tiền lệ, cũng là năm của quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả với nhiều thành tựu đáng ghi nhận và chuẩn bị bước sang năm 2023 - năm bản lề của thời kỳ kế hoạch 5 năm 2021 – 2025. Tình hình kinh tế-xã hội năm 2022 đạt được nhiều kết quả quan trọng, đáng ghi nhận trên hầu hết các lĩnh vực, trong đó có sự đóng góp của chuyển đổi số.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị sơ kết một năm triển khai Đề án 06 ảnh 2Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: Dương Giang - TTXVN

Thủ tướng cho rằng, chuyển đổi số là xu thế tất yếu và là yêu cầu bắt buộc đối với chúng ta, đang diễn ra rất mạnh mẽ, sâu rộng. Chuyển đổi số giúp giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường, xã hội; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp, đồng thời giúp chính quyền các cấp nâng cao năng lực quản lý điều hành. Đảng, Nhà nước ta rất coi trọng và xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu.

Nhiệm vụ của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Tổ công tác triển khai Đề án 06 là rất nặng nề; vừa phải chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chủ trương, cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; đồng thời phát triển Chính phủ số, hướng tới nền kinh tế số, xã hội số, công dân số.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đại biểu tham dự hội nghị thẳng thắn đánh giá rõ ràng, khách quan, minh chứng bằng số liệu cụ thể về việc thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2022 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06; đánh giá ý nghĩa, hiệu quả của chuyển đổi số của bộ, ngành, địa phương mình; nhận diện các tồn tại, hạn chế, yếu kém, vướng mắc, rào cản, điểm nghẽn làm cản trở đến việc công cuộc chuyển đổi số quốc gia và triển khai Đề án 06; đồng thời tìm đúng nguyên nhân của tồn tại, hạn chế, bài học kinh nghiệm thì mới có giải pháp hữu hiệu.

Thủ tướng đề nghị các ngành, địa phương chia sẻ những kinh nghiệm hay, bài học quý, những giải pháp cụ thể trong triển khai chuyển đổi số quốc gia, Đề án 06; xác định rõ các quan điểm, định hướng và các nhiệm vụ giải pháp trọng tâm thời gian tới, cũng như trong dài hạn.

Cùng với kết nối, khai thác, dữ liệu là yếu tố quan trọng trong chuyển đổi số. Do đó cần phải xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, lấy người dân là trung tâm, chủ thể, mọi chính sách phải hướng tới người dân và người dân phải tham gia vào quá trình này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị sơ kết một năm triển khai Đề án 06 ảnh 3Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Dương Giang - TTXVN

“Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, chứ không phải dữ liệu của bộ, ngành nào. Tuy nhiên phải tính toán, thống nhất để đi đến hành động về việc đặt cơ sở dữ liệu quốc gia ở đâu để đảm bảo thuận lợi, an toàn, hiệu quả trong quản lý, khai thác, phát triển”, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ.

Theo Thủ tướng, năm 2023, tình hình dự báo khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ thuận lợi. Việc chuyển đổi số quốc gia nói chung, công tác chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương nói riêng đóng góp như thế nào trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội thời gian tới. Xa hơn là vai trò của chuyển đổi số trong xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả...

TTXVN tiếp tục cập nhật thông tin về hội nghị.

Phạm Tiếp

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Khánh thành điểm trường ở xã vùng cao biên giới Hà Giang

Khánh thành điểm trường ở xã vùng cao biên giới Hà Giang

Ngày 12/1, tại xã biên giới Lao Chải, UBND huyện Vị Xuyên và Quỹ Next-G Vì tương lai, Công ty Ngọc trai và Trang sức An Phú phối hợp khánh thành điểm trường biên giới xã Lao Chải (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) và trao trên 300 suất quà Tết cho học sinh biên giới. Không khí nhộn nhịp và ấm áp bao phủ khắp điểm trường Bản Phố, bất chấp cái lạnh buốt giá ở xã biên giới Lao Chải. Các giáo viên, học sinh cùng người dân nơi đây rất phấn khởi khi công trình điểm trường được đưa vào sử dụng.

Thời tiết ngày 12/1: Bắc Bộ khả năng tiếp tục có băng giá

Thời tiết ngày 12/1: Bắc Bộ khả năng tiếp tục có băng giá

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, trong ngày 12/1, Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa-Nghệ An tiếp tục rét đậm, riêng vùng núi và trung du Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại; khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa-Nghệ An phổ biến từ 9-12 độ C, vùng núi Bắc Bộ 6-9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C; khu vực Hà Tĩnh-Quảng Bình phổ biến 13-16 độ C; khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi 15-18 độ C.

Khẩn trương khắc phục ách tắc trên Quốc lộ 15D đoạn qua Quảng Trị

Khẩn trương khắc phục ách tắc trên Quốc lộ 15D đoạn qua Quảng Trị

Tối 10/1, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế La Lay (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị) cho biết, đơn vị đang phối hợp các lực lượng chức năng liên quan triển khai giải pháp khắc phục hậu quả vụ tai nạn trên Quốc lộ 15D lên Cửa khẩu quốc tế La Lay nhằm giải phóng hàng trăm phương tiện đang bị mắc kẹt tại đây.

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Ngày hội Văn hóa thể thao thanh niên dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Ngày hội Văn hóa thể thao thanh niên dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên

Ngày 10/1, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Thái Nguyên tổ chức Chương trình "Tết ấm tình thân - Xuân thêm hạnh phúc và Ngày hội Văn hóa thể thao thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên, tín đồ tôn giáo năm 2025" tại xã Vũ Chấn (huyện Võ Nhai).

Xét tuyển lớp 6: Giao các Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng bộ tiêu chí xét tuyển minh bạch, công bằng

Xét tuyển lớp 6: Giao các Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng bộ tiêu chí xét tuyển minh bạch, công bằng

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 30/TT-BGD&ĐT ngày 30/12/2024 quy định Quy chế tuyển sinh Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông, áp dụng từ năm 2025 để bảo đảm đồng bộ, thống nhất với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhiều phụ huynh, nhà trường tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ băn khoăn, lo lắng về quy định tuyển sinh vào lớp 6 theo phương thức xét tuyển.

Lạng Sơn kiểm dịch chặt chẽ, ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh xâm nhập ngay tại cửa khẩu

Lạng Sơn kiểm dịch chặt chẽ, ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh xâm nhập ngay tại cửa khẩu

Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn là Cửa khẩu đường bộ có lưu lượng lớn người và hàng hóa lưu thông, ra vào khu vực thực hiện hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu mỗi ngày. Vì vậy, nơi đây luôn tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh xâm nhập. Lực lượng kiểm dịch y tế tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị chủ động triển khai biện pháp phòng ngừa các loại dịch bệnh lây truyền qua đường hô hấp từ hành khách xuất nhập cảnh cũng như hàng hóa và phương tiện lưu thông qua đây.

Nỗ lực khống chế đám cháy rừng tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh)

Nỗ lực khống chế đám cháy rừng tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh)

Ngày 10/1, lực lượng chức năng thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra đám cháy rừng, tuy nhiên, do trời hanh khô kèm gió lớn nên gây khó khăn cho việc khống chế đám cháy. Các lực lượng chức năng tích cực phối hợp để dập tắt đám cháy.

Chương trình "Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản" tại Bình Phước

Chương trình "Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản" tại Bình Phước

Chương trình "Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản" năm 2025 được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Phước, Hội Nông dân thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), Ủy ban nhân dân huyện Bù Gia Mập (Bình Phước) và các đơn vị, tổ chức, cá nhân tổ chức tại xã Bù Gia Mập, nhằm chăm lo cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn trong dịp Tết, mang lại cái Tết đầy đủ và ấm áp.

Tổ chức các hoạt động chăm lo Tết cho thiếu nhi xã Chiềng Ngàm (Sơn La)

Tổ chức các hoạt động chăm lo Tết cho thiếu nhi xã Chiềng Ngàm (Sơn La)

Ngày 9/1, tại Trường Tiểu học Chiềng Ngàm, xã Chiềng Ngàm, huyện Thuận Châu, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam, Hội đồng đội tỉnh Sơn La phối hợp với một số đơn vị, nhà tài trợ tổ chức các hoạt động chăm lo, hỗ trợ cho thiếu nhi nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Mang Tết sớm về vùng biên Đắk Lắk

Mang Tết sớm về vùng biên Đắk Lắk

Tỉnh Đắk Lắk có 4 xã biên giới, thuộc 2 huyện Ea Súp và Buôn Đôn với 22 dân tộc anh em cùng sinh sống; trong đó dân tộc thiểu số chiếm 39,3%. Mỗi dịp Tết đến Xuân về, Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa nhằm giúp nhân dân vùng biên đón Tết đầm ấm, đủ đầy. Đồng thời, thắt chặt tình quân dân trên tuyến biên giới, góp phần xây dựng và củng cố thế trận lòng dân trong bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ và an ninh biên giới quốc gia.

Động đất có độ lớn 4.2 tại Kon Plông, Kon Tum

Động đất có độ lớn 4.2 tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), sáng sớm 9/1, một trận động đất có độ lớn 4.2 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thương vong về người và tài sản.

Nỗi lo bệnh dại của ngành y tế Đắk Lắk

Nỗi lo bệnh dại của ngành y tế Đắk Lắk

Trong năm 2024, tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong do bệnh dại, đứng vào nhóm các tỉnh có số ca tử vong cao của cả nước. Đến đầu năm 2025, một trường hợp tử vong nghi do bệnh này vừa xảy ra tại huyện Krông Ana tiếp tục dấy lên nỗi lo về nguy cơ lây lan bệnh.

Xuân Biên phòng ấm lòng người Pa Cô, Vân Kiều ở Quảng Trị

Xuân Biên phòng ấm lòng người Pa Cô, Vân Kiều ở Quảng Trị

Từ ngày 7 - 8/1, Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị đã phối hợp tổ chức chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cho người dân các xã Hướng Việt, Hướng Lập, huyện Hướng Hóa.

Xuân ấm cho hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn về nhà ở ở Thái Nguyên

Xuân ấm cho hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn về nhà ở ở Thái Nguyên

Thái Nguyên đang dồn lực triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Ngay trước thềm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hàng trăm hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Thái Nguyên đã có nhà mới, kiên cố để đón mùa xuân mới thêm vui.

Bẫy ảnh giữa đại ngàn khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống

Bẫy ảnh giữa đại ngàn khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống

Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (Nghệ An) có diện tích gần 46.500 ha, trong đó hơn 40.150 ha rừng đặc dụng, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vào tháng 9/2007. Những năm qua, Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống đã tăng cường áp dụng công nghệ bẫy ảnh để điều tra, giám sát, đánh giá một cách chính xác nguồn tài nguyên đa dạng sinh học, từ đó có những giải pháp tích cực, hữu hiệu trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học trong khu bảo tồn.