Nhằm cụ thể hóa chủ trương tái cơ cấu sản xuất theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai những địa bàn khó khăn, trong vụ Hè Thu 2024, nông dân các huyện, thành ven biển Gò Công: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thành phố Gò Công đã gieo trồng trên 14.300 ha rau màu thực phẩm các loại, chủ yếu trên nền đất lúa theo mô hình luân canh lúa - màu hoặc chuyển đổi từ lúa sang trồng màu tại những nơi xa nguồn nước, nguy cơ hạn mặn kéo dài và canh tác khó khăn…
Tối 22/3, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc Lễ hội Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh lần 4 năm 2024 với thông điệp “Thế hệ mới - Thích ứng - Kết nối và chia sẻ”, diễn ra trong 3 ngày từ 22 – 24/3. Đây là sự kiện văn hoá của tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức trong khuôn khổ Tháng Thanh niên năm 2024 nhằm chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2024). Lễ hội dự kiến thu hút khoảng 50.000 lượt đoàn viên, thanh niên, người dân và thanh niên quốc tế đang sinh sống, học tập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 26/8, tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận tổ Tọa đàm “Giải pháp sinh kế thích ứng, giảm thiểu rủi ro thiên tai tại cộng đồng”…
Sau 4 năm thực hiện, đến năm 2020, tỉnh Quảng Trị đã mở rộng diện tích lúa sản xuất theo mô hình “nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu” lên gần 5.500ha.
Tại Ninh Thuận, dù chưa vào cao điểm mùa khô hạn nhưng tình trạng nắng nóng kéo dài đã khiến nhiều hồ, ao trên địa bàn dần cạn nước, trơ đáy. Người dân phải chật vật đi tìm nguồn nước tưới để cứu cây trồng, vật nuôi nhằm duy trì sản xuất.
Ngay trong những tháng đầu năm 2020, nhiều yếu tố thiên tai, hạn, mặn diễn ra gay gắt tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, dịch tả lợn châu Phi chưa chấm dứt thì dịch cúm gia cầm lại xuất hiện ở nhiều tỉnh trên cả nước ảnh hưởng trực tiếp đối với ngành nông nghiệp. Trước tình hình đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có chuyến thị sát tại một số tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và chỉ đạo các địa phương kiểm soát, đối phó với hạn, mặn. Đối với khâu tiêu thụ, dịch COVID-19 tiếp tục tác động bất lợi khiến nhiều mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu gặp không ít khó khăn. Những thách thức trên, đòi hỏi ngành nông nghiệp phải chuyển đổi sản xuất, cơ cấu lại một cách toàn diện, để vừa khai thác lợi thế, vừa phát triển ổn định gắn với thị trường, chuỗi giá trị.
Nhằm thích ứng với tình hình khô hạn, Ninh Thuận tập trung quy hoạch lại cơ cấu cây trồng; trong đó, tập trung phát triển nhiều loại cây ăn quả có khả năng chịu hạn, cho giá trị kinh tế cao.
Hai huyện ven biển tỉnh Tiền Giang là Gò Công Đông và Tân Phú Đông vụ Đông Xuân 2018 – 2019 xuống giống gần 5.000 ha rau màu thực phẩm các loại; trong đó, hàng nghìn ha màu đưa xuống trồng trên chân ruộng tại những địa bàn khó khăn nhằm phá thế độc canh cây lúa, tiết kiệm nguồn nước tưới. Cách làm này để chuyển đổi sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu, phòng chống hạn mặn và thiên tai.
Tỉnh Quảng Trị đang triển khai nhân rộng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo đó, vụ Hè Thu 2018, tỉnh đầu tư trên 5 tỷ đồng để nhân rộng sản xuất trên 466 ha lúa và rau màu ở các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ; trong đó lúa hơn 418 ha, diện tích còn lại là rau màu.
Trước diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, việc tìm ra giải pháp giúp mỗi địa phương thích nghi là việc làm cấp thiết hơn bao giờ hết.
Các tỉnh, thành khu vực Nam Bộ đang chịu tác động nặng của biến đổi khí hậu. Trong đó, biến đổi khí hậu tại Thành phố Hồ Chí Minh có tác động qua lại về phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh trong khu vực; đồng thời chịu ảnh hưởng của quá trình di dân từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long do hậu quả biến đổi khí hậu.
Trong 3 ngày 24 – 26/1/2018, tại Đại học Cần Thơ, Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam tổ chức chương trình “Tập huấn giảng viên nguồn cho cán bộ Hội Nông dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về thích ứng với biến đổi khí hậu". Chương tình tập huấn nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ Hội Nông dân các cấp về biến đổi khí hậu; đồng thời, tập huấn kỹ năng truyền đạt nhằm giúp cán bộ Hội thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền về biến đổi khí hậu đến hội viên nông dân một cách hiệu quả nhất.
Biến đổi khí hậu đang có những tác động xấu đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, thành phố Cần Thơ nói riêng. Để chủ động ứng phó, thành phố Cần Thơ đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nhằm phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.
Chiều 11/7, tại thành phố Cần Thơ, trước sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ông Achim Fock, Quyền Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam và ông Lê Minh Hưng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (được sự ủy quyền của Chủ tịch nước) đã ký Hiệp định cho các khoản vay và tín dụng trị giá 560 triệu USD để hỗ trợ 2 dự án gồm: Dự án phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị và Dự án chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long.